Kể về một con người đáng yêu, đáng kính mà em biết
Hai bậc kì tài đất Nghệ Tĩnh
Nghệ Tĩnh ngày xưa gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. Nơi này có Lam Giang và Hổng Lĩnh nên dược gọi là Lam Hồng, nơi sản sinh nhiều anh hùng hào kiệt: nhân dân giàu truyền thống yêu nước, rất hiếu học.
Năm 1900, tại khoa thi Hương, Nghệ Tĩnh xuất hiện hai bậc kì tài. Đó là Phan Văn San (tức Phan Bội Châu) và Đoàn Tử Quang.
Năm đó, Phan Bội Châu 33 tuổi, đậu Giải nguyên (Thủ khoa); Đoàn Tử Quang, 82 tuổi, đậu Cử nhân là thí sinh cao tuổi nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam.
Phan Bội Châu sau khi chiếm được bảng vàng, không ra làm quan mà bước vào cuộc đời cách mạng đầy sóng gió, để cứu dân cứu nước. Năm 1904, ông lập ra Hội Duy Tân, dấy lên cao trào Đông du. Năm 1905, ông bí mật sang Nhật, tìm đường cứu nước, viết “Hải ngoại huyết thư”, tổ chức cho thanh niên đi du học, gây nên phong trào yêu nước và cách mạng sôi nổi khắp mọi miền đất nước ta. Năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải rồi đưa về giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Chúng kết án Phan Bội Châu tội tử hình. Trước phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân ta, chúng phải rút án tử hình xuống khổ sai, cuối cùng phải “ân xá “ đưa Cụ về giam lỏng tại Huế. Năm 1940, Phan Bội Châu qua đời. Phan Bội Châu là nhà yêu nước, chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong nửa đầu thế kỉ XX.
Đoàn Tử Quang năm thi đỗ, ông còn mẹ già 99 tuổi: người mẹ mà ông vừa dạy vừa học vừa phụng dưỡng. Quà bánh trong bữa tiệc Triều đình chiêu đãi các vị tân khoa, ông đã trân trọng mang về biếu mẹ. Được cử đi làm quan, nhưng ông đã dâng sớ xin được ở nhà chăm sóc mẹ già. 15 năm làm quan, Đỗ Từ Quang nổi tiếng thanh liêm. Cụ đã mất năm 1925, thọ 106 tuổi.
Phan Bội Châu và Đoàn Từ Quang là hai bậc kì tài đất Nghệ Tĩnh. Sau hơn một thế kỉ, tiếng thơm của hai cụ vẫn dược mến mộ và lưu truyền trong nhân dân.
Copyright © 2021 HOCTAP247