Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận Phân tích những biểu hiện của sắc thái Nam Bộ trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích những biểu hiện của sắc thái Nam Bộ trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích những biểu hiện của sắc thái Nam Bộ trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu

Nhận định về văn chương Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng”. Đúng là văn chương Nguyễn Đình Chiểu mang vẻ đẹp nghệ thuật bình dị mà độc đáo như “vì sao có ánh sáng khác thường”, “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Làm nên vẻ đẹp nghệ thuật đó, phải kể đến chất Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

Chất Nam Bộ bình dị mà độc đáo nhuần thâm vào mọi yếu tố nghệ thuật, từ ngôn ngữ đến hình tượng, từ cảnh vật đến con người...
 
Về ngôn ngữ, cách diễn đạt, nói năng của các nhân vật rất gần gũi, quen thuộc với người dân Nam Bộ. Hay chính ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, chính lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ đã đi vào thơ văn Nguyễn Đình Chiểu một cách hết sức tự nhiên, nhuần nhụy: Dù đui mà khỏi danh nhơ - Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình (Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh); Tôi xin ra sức anh hào - Cứu người ra khỏi lao đao buổi này (Truyện Lục Vân Tiên). Lối kể chuyện trong các truyện thơ của ông rất gần với chuyện dân gian, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.

Về nhân vật, tính cách Nam Bộ đậm nét trong các nhân vật như Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh: chất phác, bộc trực, nhiều khi đến nóng nảy nhưng chí nghĩa, chí tình, thủy chung, kiên định mà bao dung, phóng khoáng. Lẽ ghét - thương của ông Quán, thái độ đối với kẻ thù của người nông dân nghĩa sĩ cần Giuộc cũng mang đậm chất Nam Bộ, thật phân minh, rạch ròi, rất mạnh mẽ, quyết liệt: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ; Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Copyright © 2021 HOCTAP247