Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận Hãy chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhở kẻ trồng cây"

Hãy chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhở kẻ trồng cây"

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hãy chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhở kẻ trồng cây".

Là một dân tộc luôn tôn trọng đạo lý, từ xa xưa ông cha ta luôn nhắc nhở dạy bảo con cháu phải luôn sống ân nghĩa thuỷ chung cho trọn vẹn trước sau. Truyền thống đạo đức đó đã được ông cha ta thể hiện qua những câu tục ngữ giàu hình ảnh: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì? Là khi chúng ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào thì phải nhớ tới công lao vun xới chăm bón của người trồng cây. Là khi ăn bát cơm thơm dẻo thì phải nhớ đến người nông dân vất vả, một nắng hai sương để làm nên hạt thóc, hạt gạo. Là khi có được cuộc sống hoà bình như ngày hôm nay thì luôn nhớ rằng bao thế hệ cha anh đi trước đã phải đổ biết bao xương máu.

 

Những thành quả lao động cả vật chất lẫn tinh thần mà chúng ta thừa hưởng không phải tự nhiên có được. Đó là kết quả của bao mồ hôi nước mắt thậm chí là xương máu của những lớp người đi trước đã đổ xuống để tạo nên. Chúng ta là những người đi sau, đã thừa hưởng những thành quả lớn lao của những thế hệ đi trước, chúng ta đâu có thể lãng quên, đâu có thể vô tâm không biết đến những thành quả hôm nay từ đâu mà có. Hơn thế nữa, suốt bao năm đất nước ta phải chìm trong bóng đêm nô lệ. Ong cha ta đã phải chiến đấu trường kỳ, hi sinh biết bao xương máu để giành lại độc lập như ngày hôm nay, là phải đánh đổi bằng xương máu của biết bao người. Lớp này ngã xuống lớp khác đứng lên. Ai cũng mong muốn rằng mình hi sinh cuộc sống hiện tại để dành cho con cháu mai sau một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy chúng ta càng không thể quên dược những sự hi sinh cao cả ấy.

Nhưng nói như Bác Hồ: những thứ quý giá không thể cất giữ mãi trong rương hòm. Bởi vậy lòng biết ơn phải được thể hiện bằng hành động. Trong thực tế ngày nay, nhân dần ta đã thực hiện đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' bằng những việc làm cụ thể. Nhân dân ta luôn nhớ tới ngày giỗ tổ tiênCứ vào ngày này, người người ở khắp mọi nơi không quản đường xa cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công khai sinh ra nước Việt Nam ta. Còn rất nhiều, rất nhiều những việc làm của nhân dân ta, đất nước ta thể hiện tấm lòng tôn kính và biết ơn đối với cho cội nguồn, đối với những ân nhân của mình mà chúng ta không thể kể hết được.

Là người học sinh, để thể hiện truyền thống đạo lí "ăn quả nhớ người trồng cây", đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng thượng yêu, kính trọng vì cha mẹ chính là người đã tạo ra cuộc sống cho chúng ta.

"Ăn quả nhớ người trồng cây", câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến những ân nghĩa trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý, thiêng liêng rất cần có trong mỗi ngườí. Mỗi chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý báu và mãi có giá trị, có tác dụng trong cuộc sống của chúng ta.

Copyright © 2021 HOCTAP247