Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Đề bài : Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều”

Đề bài : Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài : Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều 

Hướng dẫn giải

Bài tham khảo 1

Về tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyenj Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống văn chương và nhiều đời làm quan. Ở quê ông có câu thơ nói về dòng dõi quý tộc này như sau “Bao giờ ngàn Hồng hết cây, sông Rum hết nước họ này hết quan”. Ông được nuôi dưỡng trong một gia đình có nền nếp và tư tưởng đạo đức phong phú.

Ông sinh ra trong thời đại có nhiều biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc, chế độ phong kiến đang bước vào thời đại khủng hoảng, phong trào công nhân, nông dân nổ lên dữ dội. Có thể nói làn sóng mạnh mẽ này được thể hiện rõ nhất qua cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn có quy mô lớn. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa này tự phát, chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng nên đã thất bại và chế độ phong kiến triều Nguyễn đã được thiết lập. 

Cuộc đời ông trải qua rất nhiều thăng trầm, ông đã có 10 năm phiêu bạt trên đất Bắc, rồi sau đó lại về ở ẩn tại Hà Tĩnh. Triều NGuyễn được thiết lập, Nguyễn Ánh lên ngôi ông đã ra làm quan bất đắc dĩ. Sau một thời gian làm quan, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. Tuy nhiên năm 1820 khi sang Trung Quốc lần thứ hai thì ông bị bệnh và mất tại Huế.

Nguyễn Du được người đời biết đến là người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết thâm thúy, an hiểu những nét phong tục tập quán của Việt Nam và Trung Quốc. Ông là người đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người nên đã tạo nên trong ông một con người hội tụ của rất nhiều nét văn hóa. Ông đã chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân cùng cực, nhiều mảnh đời đáng thương . Chính điều này đã hình thành nên tình thương yêu bất diệt trong con người ông.

Về văn chương, mẹ ông là người am hiểu nghệ thuật, quê hương ông là mảnh đất có nhiều nền văn hóa nghệ thuật phong phú, điều này đã hun đúc nên một con người tài năng như vậy.

Sáng tác văn học của Nguyễn Du hầu hết được viết bằng chữ Hán và chữ Nôn.

Chữ Hán có 3 tập thơ: Thanh Hiên thi tâp, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục

Chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh hay còn gọi là Truyện Kiều được xem là kiệt tác của văn học Việt Nam.

Về Truyện Kiều

Nguồn gốc của Truyện Kiều: NGuyễn Du dựa theo tác phẩm “Thanh tâm tài nhân” của Trung Quốc, chuyển thể nó thành thơ lục bát.

Truyện Kiều bao gồm 3254 câu thơ lục bát và được chia làm ba phần:

Gặp gỡ và đính ước

Gia biến và lưu lạc

Đoàn tụ

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

 Về giá trị nội dung: Truyện Kiều mang hai giá trị lớn và nhân đạo và hiện thực. Ở mỗi giá trị Nguyễn Du đều thể hiện rất thành công. Nguyễn Du đã vẽ lên chân thực, sinh động bức tranh hiện thực xã hội phong kiến nhiều bất công, tàn bạo. Số phận những con người hiện lên thật bạc bẽo, không hề đáng giá. Qua đó ông đề cao, khẳng định nhân cách của từng con người, bộc lộ thái độ xót xa thương cảm cho những mảnh đời bất hạnh.

Về giá trị nghệ thuật: Truyện Kiều được xem là tác phẩm cực kỳ thành công về giá trị nghệ thuật trên tất cả các phương diện, đặc biệt là ngôn ngữ. Nguyễn Du đã đưa ngôn ngữ tiếng việt lên một đỉnh cao mới.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247