Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Hãy .com tìm hiểu đoạn trích cảnh ngày xuân
1. Vị trí và kết cấu đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần đầu cùa truyện, tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trong ngày tết Thanh minh.
Đoạn trích chia làm ba phần:
- Bốn câu thơ dầu: Thiên nhiên đất trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
- Tám câu thơ tiếp: Khung cảnh tiết Thanh minh đông vui, nhộn nhịp.
- Sáu câu thơ cuối: chị em Kiều du xuân trở về
2. Thiên nhiên đất trời mùa xuân tươi dẹp, trong sáng.
- Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cảnh ngày xuân
Hai câu thơ chỉ rõ không gian và thời gian của Tiết Thanh minh. Những cánh én bay lượn nhộn nhịp là hình ảnh ước lệ chỉ mùa xuân ấm áp, thanh bình; thời gian đã vào khoảng tháng ba – những ngày cuối cùng còn lại của mùa xuân.
- Hình ảnh thiên nhiên:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
'
Đây được coi là hai câu thơ tuyệt bút trong đoạn trích cùng như trong tác phần. Màu xanh của cỏ non trải ra ngút mắt “tận chân trời” gợi sức sống tràn trề, tươi mát của mùa xuân. Trên cái nền thanh xuân ấy là hình ảnh của những bông hoa lê trắng ngần điểm xuyết “trắng điểm một vài bòng hoa”. Chỉ là “một vài” bông hoa nên chắc bản đó là những nụ hoa đầu mùa e ấp, tính khôi Chữ điểm lại có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. Ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông: chấm phá, lấy tĩnh tả động. Khung cảnh rạo rực sức sổng ấy chắc hẳn được nhìn qua đôi mắt “xanh nan biếc rờn” của những chàng trai cô gái tuổi mười tám đôi mươi đẹp như hoa như ngọc.
Có một thực tế là hai câu thơ trên của Nguyễn Du mượn ý thơ của hai câu thơ cổ Trung Quốc. Tuy nhiên, hai câu thơ nước ngoài dù đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, đường nét của cành lê cổ điểm một vài bòng hoa nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tỉnh tại. Trong khi đó đọc hai câu thơ của Nguyễn Du ta lại thấy đượ cái trong trẻo, tươi mát không chỉ của mùa xuân mà còn của những tâm hồn rất trẻ.
3. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Tiết Thanh minh là một phong tục tốt đẹp của dân tộc ta, phong tục này đã được tối hiện trong hai câu thơ.
-
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Phần lễ của Tiết Thanh minh bao gồm viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân và phần hội là du xuân (hội đạp thanh).
- Không khí rộn ràng của lể hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ yến anh, chị em, tài tủ, giai nhãn, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Những chàng trai, cô gái tuổi đời còn rất trẻ, họ nô nức, rộn ràng trong ngày lễ tỏ lòng thành kính nhớ ơn tổ tiên.
Dựng lên bức tranh ngày Tết Thanh minh nhộn nhịp, Nguyễn Du đã tái hiện một phong tục đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc. Đặc biệt, với sự xuất hiện “gần xa nô nức của những “yến anh”, đoạn thơ còn thể hiện được tấm lòng tri ân đối với cha ông của thế thệ trẻ đương thời. Đó trở thành một bài học cho tuổi trẻ hôm nay.
4. Chị en Kiều du xuân trở về
Bằng hàng loạt các từ láy: thơ thổn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ kết hợp với các từ Hán Việt: tiểu khè, phong cảnh đoạn thơ vẫn nối tiếp được bức tranh êm ái, dịu nhẹ của buổi Tết Thanh minh đảng thời mang đến cho khung cảnh một sắc thái khác.
Phân tích những từ láy ta thấy bức tranh đã nhuốm màu tâm trạng. Đó là nối buồn sầu bâng khuâng mơ hồ thường hay gặp ở tuổi mới lớn đặc biệt là những người thiếu nữ đa sầu đa cảm như Thuý Kiều. Và vì vậy, đoạn thơ tả cảnh mà cũng là tả tình: ở đây, nhà thơ đã vận dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc.
Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!
Copyright © 2021 HOCTAP247