Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Viếng Lăng Bác - Viễn Phương Dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương

Dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: "Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương, cũng là của đồng bào miền Nam với Bác Hồ kính yêu". Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác để làm rõ nhận định trên

Hướng dẫn giải

Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nhận định từ đề bài.

Cảm hứng chủ đạo bao trùm toàn bài thơ chính là niềm xúc động thiêng liêng, lòng biết ơn pha lẫn nỗi xót xa khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác

    + Cảm hứng ấy chi phối giọng điệu bài thơ: đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng khi ở lăng. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xen với niềm tự hào

1. Khổ thơ đầu: cảm xúc của người con miền Nam lần đầu ra viếng lăng Bác

- Chỉ gói gọn trong một thông báo ngắn ngủi nhưng xúc động đã diễn tả được tâm trạng cảu người con từ chiến trường miền Nam ra thăm lăng Bác

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

- Hình ảnh hàng tre là hình ảnh đầu tiên gây nhiều ấn tượng với tác giả: đây là hình ảnh thân thương, gần gũi với hình ảnh người làng quê đất nước Việt Nam

    + Cây tre trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên trung và thẳng thắn của dân tộc

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

    + Cây tre là minh chứng sinh động hùng hồn cho phẩm cách của con người Việt Nam

2. Hai khổ thơ tiếp theo: Cảm xúc của tác giả khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng

- Cặp hình ảnh sóng đôi: một hình ảnh ẩn dụ và một hình ảnh thực

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh thực chỉ mặt trời trong tự nhiên, rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày vẫn đi qua trên lăng

    + Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời- Bác, nguồn sáng vĩnh hằng soi đường chỉ lối cho dân tộc

    + Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp, ấn tượng sâu xa, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác

- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên sự bồi hồi, xúc động trong lòng tiếc niềm thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ nhung

    + Bảy mươi chín mùa xuân chỉ sự tận hiến của Người dành cho sự nghiệp cách mạng để làm nên mùa xuân tự do, độc lập cho đất nước, con người

- Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    + Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: ánh trăng (hình ảnh ẩn dụ)

- Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng với Bác từng vào thơ, trong nhà lao, trên chiến khu, giờ đây lại xuất hiện soi sáng giấc ngủ cho người

    + Hình ảnh vầng trăng “dịu hiền” gợi lên tâm hồn cao đẹp, nhân cách thanh cao của Người

- Tâm trạng xúc động của tác giả được thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”

    + Bác dù đã ra đi nhưng hóa thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi với sự nghiệp giải phóng dân tộc

    + Nỗi đau quặn thắt trong tâm tưởng được cụ thể hóa “ Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

3. Khổ thơ cuối: Niềm xúc động, quyến luyến khi phải rời lăng Bác

- Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở bên lăng của Người mãi

    + Tác giả biết tới lúc phải trở về nên trong lòng dâng trào cảm xúc bịn rịn, nghẹn ngào

    + Nhà thơ mong muốn hóa thân vào cảnh vật bên lăng Bác: muốn làm con chim, muốn làm cây tre, đóa hoa

    + Điệp từ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng và dòng tâm sự tự nguyện của tác giả

    + Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa khẳng định phẩm chất kiên trung, vững chãi của con người Việt Nam

Bài thơ chính là tâm trạng xúc động, tràn đầy sự biết ơn, lòng thành kính của nhà thơ khi viếng lăng Bác

Bài thơ có nhịp điệu phù hợp với nội dung tình cảm, vừa tha thiết, sâu lắng, vừa tự hào, xót xa, thể hiện chân thực cảm xúc khi vào lăng viếng Bác

Copyright © 2021 HOCTAP247