Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Viếng Lăng Bác - Viễn Phương Dàn ý nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương chi tiết

Dàn ý nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương chi tiết

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác

     Cùng theo dõi dàn ý nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác để hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm. Từ đó có thể hoàn thành các đề văn liên quan đến bài thơ và đạt được kết quả học tập tốt nhất cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác- CungHocVui

Dàn ý Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác

Mở bài: 

-     Giới thiệu tác giả Viễn Phương: là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ ca Việt Nam hiện đại; ông có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp thơ ca nước nhà và hai cuộc kháng chiến. Thơ ông dung dị, gần gũi mang cảm xúc sâu lắng, da diết với ngôn ngữ của người Nam Bộ.

-    Dẫn vào tác phẩm: Viếng lăng Bác là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp thơ ca của ông. Tác phẩm được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nước ta hoàn toàn thống nhất. Nhân dịp ra thăm lăng, ông đã viết bài thơ in trong tập “Như mây mùa xuân”.

Xem thêm:

Top 3 cách mở bài Viếng lăng Bác hay nhất

Giới thiệu về Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác

Thân bài dàn ý nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác

Dàn ý Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác- CungHocVui

Nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác

Bố cục bài thơ bao gồm 4 phần tương ứng 4 khổ thơ:

-    Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng và khung cảnh bên ngoài lăng bác.

-    Khổ 2: Cảm xúc của tác giả trước đoàn người vào viếng lăng bác.

-    Khổ 3: Cảm xúc của tác giả trước linh cữu Bác Hồ.

-    Khổ 4: Cảm xúc của tác giả trước lúc ra về.

Phân tích nội dung bài thơ:

-    Niềm xúc động của tác giả khi lần đầu đến viếng lăng bác:

   + Thể hiện qua đại từ nhân xưng con – bác.

   + Chọn lựa ngôn từ “thăm” thay cho viếng

   +  Vẽ nên bức tranh cảnh vật quanh lăng bằng ngôn từ, sử dụng hình ảnh hàng tre quanh lăng để hoán dụ với những đức tính anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong chiến tranh dựng nước và giữ nước.

Xem thêm:

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng Lăng Bác

Cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác hay

-    Cảm xúc của nhà thơ trước đoàn người vào viếng lăng:

   + Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc “mặt trời”: ví Bác với mặt trời với vầng thái dương soi sáng dân tộc, mở ra cho dân tộc một thời đại mới. Đồng thời thể hiện lòng thành kính, nể phục trước vĩ lãnh tụ của đất nước.

   + Điệp từ “ngày ngày” chỉ sự trôi chảy của thời gian, cứ nối tiếp làm thành một chuỗi kéo dài vô tận ví như sự nhớ thương không thôi của nhân dân với Bác.

   + Hình ảnh “tràng hoa”, ẩn dụ cho những người vào viếng lăng bác như những bông hoa, dòng người kia chính là tràng hoa xinh đẹp nhất kính dâng lên người.

   + Hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” là một hình ảnh hoán dụ tinh tế và khéo léo, mỗi mùa xuân là một năm tuổi người dành cho đất nước.

-    Cảm xúc khi rời lăng của nhà thơ 

Dàn ý Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác- CungHocVui

Nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác của Thanh Hải

   + Cuộc chia ly đầy lưu luyến của tác giả 

  • Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như là một lời giã từ đặc biệt của người con miền Nam, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, dung dị của tác giả đối với Bác.
  • Cảm xúc lưu luyến, luyến tiếc, không muốn rời xa Bác.
  • Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành thành những vật dung dị trong lăng để được ở gần bên Bác 

   + Hình ảnh cây tre kết là một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre kiên cường, trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung thành, lưu luyến như con người. 

  • Hình ảnh “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam: trung hiếu, thẳng thắn, gắn bó và bất khuất.
  • Đây cũng là lời hứa sống có trách nhiệm với cuộc sống, với đất nước, với nhân dân của tác giả và nhân dân Việt Nam.

Xem thêm:

Dàn ý suy nghĩ của em về bài thơ Viếng Lăng Bác

Kết bài

-    Tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc.

-    Tình cảm ấy được thể hiện qua giọng điệu trang trọng, tha thiết, hình ảnh ẩn dụ gợi cảm, ngôn từ bình dị và hàm súc.

     Trên đây là dàn ý nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác được CungHocVui tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác giả, tác phẩm và đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Copyright © 2021 HOCTAP247