Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Viếng Lăng Bác - Viễn Phương Dàn ý phân tích khổ 2 bài viếng lăng Bác chi tiết, hay- ngữ văn 9

Dàn ý phân tích khổ 2 bài viếng lăng Bác chi tiết, hay- ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý phân tích khổ 2 bài viếng lăng Bác chi tiết, hay

Dàn ý phân tích khổ 2 bài Viếng Lăng Bác- CungHocVui
Dàn ý phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác

Mở bài

-     Giới thiệu tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng Lăng Bác và dẫn dắt vào khổ 2 cần phân tích.

Xem thêm:

Dàn ý bài thơ Viếng Lăng Bác cực hay, chi tiết

Nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác

Thân bài dàn ý phân tích khổ 2 bài Viếng Lăng Bác

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Viếng Lăng Bác 

-     Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, sau khi quân ta giành thắng lợi vẻ vang từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lúc này, lăng tưởng niệm Bác Hồ nhanh chóng được hoàn thiện và khánh thành. 

-    Trong một lần nhà thơ Viễn Phương ra thăm Lăng Bác, ông đã sáng tác nên bài thơ bất hủ này để thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc dành cho Bác Hồ.

Phân tích khổ 2 bài thơ Viếng Lăng Bác

   Tác giả thể hiện sự biết ơn và tôn kính của bản thân dành cho Bác

-    Tác giả đã lấy hình ảnh thực kết hợp với sử dụng nghệ thuật ẩn dụ sóng đôi để so sánh Bác Hồ tượng trưng như mặt trời soi sáng cả nước Việt:

                     “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

                     Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

   + Điệp ngữ “ngày ngày”: thể hiện sự nối tiếp lặp đi lặp lại hằng ngày, chỉ sự vô tận, hình ảnh của Bác chưa bao giờ phai nhạt trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

   + Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” : Bác như là mặt trời rộng lớn, vĩ đại, ánh hào quang của Bác đã soi sáng, dẫn đường cho cả dân tộc đi đến bến bờ thắng lợi, giành lại độc lập cho đất nước.

=> Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ và dùng hình ảnh “mặt trời” để ví với Bác Hồ để thể hiện niềm kính trọng sâu sắc dành cho Bác.

Dàn ý phân tích khổ 2 bài Viếng Lăng Bác- CungHocVui
Dàn ý khổ 2 viếng lăng bác

   Dòng người vào lăng thăm viếng và tưởng nhớ Bác

-    Tác giả tiếp tục sử dụng điệp ngữ để thể hiện sự biết ơn và ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của Bác trong trái tim người dân từ khắp nơi đổ về thăm viếng Bác. 

                     “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                     Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

   + Điệp ngữ “ngày ngày” vẫn chỉ sự lặp đi lặp lại liên tục, không có hồi kết.

   + Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ dòng người vào lăng viếng Bác, mỗi người trên tay cầm một bông hoa nhìn tổng thể như hàng nghìn người đang dâng lên Bác cả tràng hoa lớn.

   + Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” : chỉ số tuổi của Bác với hàm ý mỗi năm Bác còn sống như mỗi mùa xuân của đất nước Việt Nam.

Xem thêm:

Bài phân tích khổ 2 Viếng Lăng Bác chi tiết, hay

Cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác hay nhất

=> Sự biết ơn công lao to lớn của Bác, Người Lãnh tụ vĩ đại ấy đã dành 79 tuổi xuân của mình để cống hiến cho độc lập tự do của đất nước cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Kết bài

-    Khái quát lại nội dung và giá trị nghệ thuật trong khổ 2 Viếng lăng Bác

-    Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Copyright © 2021 HOCTAP247