Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Viếng Lăng Bác - Viễn Phương Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác Viễn Phương

      Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một bài thơ được viết bằng những cảm xúc chân thật nhất, bài thơ đã chạm được đến cảm xúc của biết bao dân tộc Việt Nam để từ đó bài thơ hiện lên vô cùng thiêng liêng và đẹp đẽ. Đặc biệt, dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những cảm xúc của tác giả khi thăm lăng Bác. 

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương- CungHocVui

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác

Mở bài 

-     Giới thiệu về tác giả Viễn Phương: Viễn Phương sinh ra ở mảnh đất An Giang, là một con người nhiều tài năng đã từng giữ nhiều chức vụ vô cùng nổi tiếng. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tác giả đã có những hoạt động sôi nổi trong các lĩnh vực văn hóa và văn nghệ. Cây bút sáng tác của Viễn Phương luôn mang những cảm xúc bình lặng, tươi mới trong bức tranh chiến tranh vô cùng khốc liệt và vất vả.

-     Giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác: Được tác giả sáng tác vào tháng 4 năm 1976, khi đó đất nước ta vừa thống nhất sau khi trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ. Và cùng lúc đó, lăng của chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành nên Viễn Phương đã có dịp ra thăm lăng Bác. 

-     Nhấn mạnh yêu cầu đề bài: Khổ 3 của bài thơ đã diễn tả toàn bộ những cảm xúc vô cùng xúc động, hạnh phúc, nghẹn ngào khi một người con miền Nam đã có dịp nhìn thấy lăng Bác giữa khoảng cách xa xôi.

Xem thêm:

Top 3 cách mở bài Viếng lăng Bác hay nhất

Giới thiệu về Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác

Thân bài

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương- CungHocVui

Cảm nhận khổ 3 trong bài thơ Viếng Lăng Bác

Cảm xúc nghẹn ngào và xúc động khi được nhìn thấy Bác

                              “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

                              Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

-     Hình ảnh “giấc ngủ bình yên” của Bác được tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, Bác thật sự đã đi xa mãi và giờ đây giấc ngủ ngàn thu ấy mang một nét bình yên và nhẹ nhàng trên gương mặt của Bác.

-     Trong suốt cuộc đời của mình, Bác đã luôn dành trọn tình yêu thương dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Bác chăm lo mọi điều, từ việc cứu nước cho đến việc giúp dân. Bác vất vả bao năm và chưa một lần than vãn chỉ mong sao đất nước ta được độc lập và hòa bình. Vậy mà khi đất nước đã được thống nhất thì Bác đã đi xa mãi, chẳng chịu thức dậy để hòa mình vào không khí tươi vui này cùng mọi người.

-     Viễn Phương đã so sánh Bác giống như một vầng trăng tỏa sáng một cách dịu hiền và đẹp đẽ giữa những giấc ngủ bình yên. Dù khi còn sống hay bây giờ Bác đã đi xa mãi, nhưng cái khí chất và sự thanh cao vẫn luôn hiện lên ở gương mặt của Bác. Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, Bác Hồ vẫn đang sống cùng với con dân đất Việt với những gì bình yên và nhẹ nhàng nhất.

Sự tiếc nuối và đau xót của tác giả dành cho Bác

Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương- CungHocVui

Tác giả thể hiện sự tiếc nuối trong 2 câu cuối khổ thơ

                              “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                              Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

-     Hình ảnh “trời xanh” được tác giả nhắc đến là một thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ để ám chỉ rằng, trời xanh luôn tồn tại và hiện hữu trong xung quanh con người từng giây từng phút và từng khoảnh khắc, và Bác sẽ chẳng đi đâu xa cả, luôn ở bên cạnh chúng ta mãi mãi. 

-     Nhưng, Viễn Phương vẫn nhìn thấy được sự thật và cảm thấy vô cùng đau lòng khi một người vô cùng giản dị, giỏi giang và có những nét tính cách vô cùng đẹp đẽ và đáng ngưỡng mộ như Bác giờ đã đi xa thật rồi. Bác vẫn còn đó, vẫn đang ngủ một giấc ngủ ngon lành nhưng trái tim tác giả cứ nhói lên vì sự tiếc thương dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. 

Kết bài

-     Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của khổ 3. Rút ra cảm nhận của em về khổ thơ này. 

Copyright © 2021 HOCTAP247