Soạn bài Cảnh ngày hè - Soạn văn lớp 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1: Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào? Trạng thái của cảnh được diển tả ra sao?

Trả lời:

   Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái cua cảnh, đó là dộng từ đùn đùn, trương, phun . Ở đây, cành tuy là canh chiêu nhưg không hề im lìm tĩnh lặng. Cây hòe xanh vẫn đang sức lớn cành lá cứ như sinh sôi ngay trước mắt: đùn đùn tán rợp trương, tán cây cứ đùn đùn liên tục giương ra che rộng bóng rợp thêm. Như có một cái thôi thúc tự bên trong đang tràn đầy căng mọng, không sao kìm lại được cứ phải trương lên. Cả cây lựu ngoài hiên cùng thế, cũng đang mùa, hãy còn phun hoa màu đỏ thắm điểm xuyết thêm những nét vui tươi lên nền lá cây xanh và nền trắng vôi tường. Nếu Nguyễn Trãi tả cảnh hè" Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ" thì Nguyễn Du trước cảnh tương tự đã viết Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông (Truyện Kiều). Hai câu thơ của hai bậc thi hào đều rất đặc sắc, có điều cái nhìn tinh tế đối với cảnh vật của mỗi người có khác nhau. Tác giả Truyện Kiều với từ láy lập lòe đã nghiêng về tạo hình sắc thì với từ phun, Nguyễn Trãi đã nêu bật lên sức sống. Màu đỏ của hoa lựu ở đây không phải tỏa ra, rực lên mà cứ như sức sống chất chứa bị dồn nén đang bật ra, trào ra.

Câu 2. Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.

Trả lời:

   Bức tranh thiên nhiên cuối mùa hè thật sinh động và đầy sức sống, ở đây được nhà thơ phác họa chỉ bằng vài nét gợi tả.. Thế mà có đủ cả đường nét, màu sắc, âm thanh con người và cảnh vật. Màu xanh lục của cây hòe làm nổi bật lên màu đỏ của hoa thạch lựu và màu hồng của hoa sen. Màu sắc của thiên nhiên, ánh mặt trời chiều dát vàng lên cảnh vật, thật rực rỡ thể hiện sức sông mạnh mẽ của thiên nhiên như dồn ứ, như dâng trào. Tác giả còn cảm nhận thiên nhiên bằng khứu giác: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương" và thính giác: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ. Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Tiếng ve inh ỏi, tiếng chợ cá lao xao chính là những âm thanh của cuộc sống thanh bình yên vui, no ấm. Đây chính là cảnh mùa hè ỏ Việt Nam thời ấy chứ không phải là một xứ sở nào khác. Ở đây, tâm hồn nhà thơ đặ hòa vào cảnh vật, cùng chung các sắc điệu tươi vui ấm áp của mọi vật quanh mình.

Câu 3. Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy nhà thơ có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên.

Trả lời:

  Cảnh vật một buổi chiều cuối hè sinh động, đáng yêu và đầy sức sống nói trên đã được nhà thơ đón nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng của mình. Với thị giác, nhà thơ cảm nhận được sắc màu hòe lục thức đỏ... Với khứu giác, nhà thơ cảm nhận được mùi hương. Với thính giác, nhà thơ lắng nghe dắng dỏi cầm ve. Điều cần chú ý là hồn thơ Ức Trai đã hòa hợp màu sắc , âm thanh, đường nét theo quy luật của cái đẹp trong hội họa , trong âm nhạc , khiến bức tranh thiên nhiên ở đây vừa có màu sắc vừa có hồn , đầy gợi tả và lắng sâu. Thi nhân có sự đồng cảm với thiên nhiên vừa mãnh liệt và sâu sắc.

Câu 4. Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đôi với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ.

Trả lời:

- Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.

- Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.

- Đồng thời câu thơ cũng có nghĩa: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc - ca ngợi cuộc sông thái bình, nhân dân giàu đủ khắp bốn phương. Đây là lòi ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân.

- Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thòi cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lời khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chầm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu” (lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử: “Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ).

- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ.

- Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn.

Câu 5. Cảm xúc chỉ đạo của bài thơ. vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ tả cảnh ngày hè, trước hết phải lấy cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên. Đằng sau cảm hứng chủ đạo đó, ta mới thấy lòng yêu đời, tình yêu sông nước hay khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân

- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và vươn tới khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.

- Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi mang đến bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khỏe khoắn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan trong tâm hồn nhà thơ.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ

Trả lời:

a. Xác định thể loại bài viết: phân tích - chứng minh

b. Nội dung: Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân đất nước của Nguyễn Trãi.

   Để làm nổi bật được vẻ đẹp của tâm hồn tác giả, anh/chị cần phân tích và làm sáng tỏ những ý sau:

- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của ngày hè được gợi tả một cách sống động, cho thấy sự cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả.

- Vẻ đẹp cuộc sống tâm hồn Nguyễn Trãi: tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng ưu ái với dân với nước.

+ Cuộc sống giản dị, thanh tao.

+ Tâm hồn chan chứa yêu thương.

+ Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh dân tộc quen thuộc, gần gũi.

Copyright © 2021 HOCTAP247