Một trong những tác phẩm phải kể đến của Nguyễn Trãi trong chương trình ngữ văn THPT là Cảnh ngày hè. Ở đó, không chỉ là cảnh ông hòa mình với thiên nhiên đất trời mà nỗi lòng vì nước vì dân cũng được bày tỏ. Phần phân tích cảnh ngày hè dưới đây sẽ làm rõ điều này.
Hướng dẫn phân tích cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Thời đại, lý tưởng, sự nghiệp văn chương
- Giới thiệu tác phẩm Cảnh ngày hè:
- Về hoàn cảnh ra đời, nội dung tổng quát của bài thơ, nhịp thơ, thể thơ,... trong đoạn 1
Phân tích câu thơ 1:
+ Lược mất một chữ rất táo bạo, mới mẻ
+ Nhịp thơ 1/2/3: Tư thế ung dung tự tại của Nguyễn Trãi
+ “Rỗi” tách riêng thể hiện tình cảnh của tác giả lúc bấy giờ
+ Công việc duy nhất là hóng mát, dường như việc ấy lại khiến ngày của ông trở nên dài hơn “ngày trường”
Phân tích câu thơ 2, 3, 4
+ Là bức tranh quê tươi đẹp và hài hòa
+ Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: “hòe, lựu, sen” có cả hình ảnh con người lồng trong đó một cách kín đáo
+ Câu thơ 2 nhịp thơ 4/3, hai câu còn lại nhịp ¾ tạo thêm cho cảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng
+ Các từ” đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn” gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật.
+ Nét tương đồng giữa cảnh và người
- Phân tích đoạn 2: Mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật cùng lòng khao khát mãnh liệt của tác giả, hi vọng nhân dân có một đời sống no đủ.
Xem thêm:
Top 3 cảnh mở bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi hay nhất
Soạn cảnh ngày hè ngắn gọn, hay nhất
Phân tích câu thơ 1,2:
+ Từ tượng thanh “lao xao” làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ
+ Tiếng ve nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã
+ Khiến tâm trạng nhà thơ náo nước lên, khơi dậy cảm xúc và suy nghĩ chân thành
Phân tích câu thơ 3,4
+ Tích đàn Ngu cầm của vua Thuấn, từ đó thể hiện ước vọng nhân dân có một cuộc sống ấm nó
+ Trách móc bọn tham quan của triều đình không còn màng tới nhân dân
+ Dẫu hòa hợp với thiên nhiên, ông cũng không quên đi được nỗi đau đáu với nhân dân quê hương đất nước
- Qua phần phân tích Cảnh ngày hè, ta thấy được sự sáng tạo của tác giả trong hình thức thơ, cách sử dụng từ sáng tạo, miêu tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống
- Thể hiện tâm trạng của tác giả, không chỉ hòa mình vào thiên nhiên mà vẫn luôn lo nghĩ cho nhân dân, đất nước
Bài văn mẫu phân tích bài thơ cảnh ngày hè hay nhất
Nói đến Nguyễn Trãi là nói đến vị anh hùng với nhiều chiến công lẫy lừng trên mọi mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa. Thậm chí là cả trong sự nghiệp văn chương của mình, ông cũng đã có rất nhiều những đóng góp to lớn vào kho tàng văn học của tổ quốc.
Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trãi luôn tâm niệm một điều: phò tá vua để nhân dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước được trái bình, thịnh trị. Lý tưởng cao đẹp ấy đi theo ông suốt cuộc đời, là động lực để vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Những giông bão ập đến hay việc bị thất sủng thì nỗi niềm vì dân vì nước trong tim Nguyễn Trãi cũng chưa bao giờ bị dập tắt.
Khi ấy có lẽ chỉ có cảnh thiên nhiên an lành mới có thể giúp ông nguôi ngoai đi nỗi ngao ngán chốn kinh đô tập nập xe ngựa. Tuy đô thị phồn hoa nhưng đầy rẫy những hiểm hóc chốn cửa quyền, đâu thể sánh được với sự bình yên nơi thôn dã, bầu bạn với mây nước, chim muông và hoa cỏ hữu tình.
Trong cảnh nhàn nhã, Nguyễn Trãi không hề cảm thấy buồn chán. Ông đắm mình với thiên nhiên, tận hưởng sức sống mãnh liệt của mùa hè, và đâu đó vẫn thoang thoảng nỗi lòng thầm kín: nỗi lo cho dân, cho nước.
Mở đầu bài thơ bằng một câu thơ ngắn gọn 6 chữ, miêu tả hoàn cảnh của tác giả khi ấy:
“Rỗi hóng mát thuở ngày trường”
Khác hẳn với những thể thơ thường thấy thời đó, là một điểm nhấn táo bạo, mạnh mẽ và mới mẻ, tác giả đã lược bớt một chữ trong câu. Bên cạnh thể thơ bát cú đã được cách tân thì nhịp thơ 1/2/3 cũng đã cho thấy được sự ung dung, tự tại vốn có của tác giả.
Xem thêm:
Dàn ý cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chi tiết: Nội dung, hoàn cảnh, phong cách thơ
Nhấn mạnh hoàn cảnh của mình bằng việc để chữ “rỗi” năm tách riêng, ta hình dung được hình ảnh một Nguyễn Trãi nhàn nhã, không chút vướng bận. Điều này khác hẳn với cuộc sống trước kia. Bao nhiêu năm vì dân vì nước, mấy khi ông có dịp được thảnh thơi, thỏa mãn ước nguyện hòa mình với thiên nhiên như vậy?
Phân tích cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi hay nhất
Cuộc sống nhàn rỗi ấy không có việc gì quá nhiều để cơ thể người ta phải vướng bận, khiến ngày dường như dài ra. Với “công việc” duy nhất là hóng mát, hình như với con người không quen với điều này là Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy lại càng rõ ràng hơn.
Trớ trêu thay, “ngày trường” của ông lại là những ngày non sông đất nước vừa trải qua sau chiến tranh. Việc dân việc nước ngổn ngang, rối bời, ông ngồi nghiên, thân nhàn mà tâm bất nhàn. Dường như ta thấy đâu đây nụ cười chua xót của Nguyễn Trãi trước sự đời hoang đời.
Và có lẽ chỉ có sự hồn nhiên, vô tư của cảnh vật nơi thôn quê dân dã mới có thể tạm xoa dịu nỗi lòng ấy. Tạm quên đi những ưu phiền, ông mở tâm đón nhận đất trời:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cây cối trước mắt ông hiện lên ở khắp mọi nơi: trước sân, trước ao,... tràn đầy sức sống, đua nhau khoe hương sắc. Cây hòe tán là xanh um xòe rộng, cây lựu lại nở đầy nhưng bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ và thi nhau “đùn đùn” dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Bức tranh quê ấy, đơn giản mà thật hài hòa.
Sức sống nơi ấy thật mãnh liệt thể hiện qua những động từ và tính từ rất mạnh như “đùn đùn”, “giương”, ‘phun”,”tiễn”. Sức sống ấy không chỉ căng tràn bên trong vạn vật mà còn được lan tỏa mạnh mẽ, tạo nên những hình ảnh ấn tượng, mới lạ. Khéo léo kết hợp cách ngắt nhịp câu: câu thơ thứ 2 nhịp 4/3, đổi lại ở 2 câu còn lại là nhịp ¾, càng cho ta thấy được sự sinh động rộn ràng.
Đọc đến “lựu, hòe, hồng liên trì”, ta lại tự hỏi rằng:Liệu đây chỉ đơn giản là loại cây, hay còn ẩn giấu nét tương đồng nào với con người chăng? Có phải rằng thức đỏ của hoa lựu kia có điểm tương đồng với lòng sắc son cho dân, cho nước của ông? Mùi hương thơm ngát của hồng liên trì kia cũng kiên trì, dai dẳng và chẳng bao giờ phai nhạt như tình yêu và sự kiên trì của Nguyễn Trãi dành cho non sông đất nước?
Dù đã trải qua bao năm tháng, cơ thể có già cỗi thì tinh thần mạnh mẽ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng chưa bao giờ bị dập tắt. Rõ ràng ở đây, cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa. Ở đoạn thơ tiếp theo, ta thấy được nhiều hơn bức tranh phong cảnh mà tác giả nhìn ngắm. Không chỉ có màu sắc, hương thơm mà còn cả mùi vị, âm thanh, con người và cảnh vật:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Phân tích bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Làng ngư phủ kia trở nên thật nhộn nhịp, ồn ào nhờ khu chợ cáo “lao xao”. “Lao xao” tiếng nói, tiếng cười, trao qua đổi lại, mang hơi hướng cuộc sống của những người nông dân , cần cù, chân chất. Hòa vào đó và tiếng ve dắng dỏi lúc chiều tà, tất cả vẽ nên một khung cảnh báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Những âm thanh rộn rã đó dường như đã đánh thức được tâm trạng náo nức của Nguyễn Trãi.
Bao nhiêu những cảm xúc sâu lắng, những tâm huyết và chân thành như dồn dập trở về trong lòng ông. Với tâm niệm lấy dân làm gốc, tình yêu cuộc sống, cong người và trách nhiệm với đất nước lại được dấy lên. Khát vọng mạnh liệt của tác giả được trở về:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Ngu Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác, siêng năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu.
Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu - chính nhân quân tử - hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.
Qua phần phân tích bài thơ Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống.
Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Qua phân tích cảnh ngày hè thấy trong bài thơ đó không chỉ có tình yêu thiên nhiên niềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung mà còn cả nỗi niềm đau đáu của Nguyễn Trãi với quê hương đất nước. Có lẽ dù đã lui về ở ẩn, thì ta vẫn thấy trong ông hình ảnh một vị anh hùng bất diệt, chưa bao giờ bị dập tắt.
Copyright © 2021 HOCTAP247