Bài 15 trang 78 SGK Đại số và Giải tích 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Gieo một đồng tiền cân đối và đồng chất bốn lần. Xác suất để cả bốn lần xuất hiện mặt sấp là:

A. \({4 \over {16}}\)                B. \({2 \over {16}}\)                C. \({1 \over {16}}\)                      D. \({6 \over {16}}\)

Hướng dẫn giải

Tính số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right)\).

Tính số phần tử củ biến cố A: \(n\left( A \right)\).

Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

Lời giải chi tiết

Mỗi đồng tiền có 2 khả năng (hoặc ngửa (N) hoặc sấp (S)). Do đó ta có: \(n(\Omega ) = 2.2.2.2 = 16\)

Gọi \(A\) là biến cố: "Cả bốn lần xuất hiện mặt sấp" \(\Rightarrow A = \left\{{SSSS}\right\}\)

\( \Rightarrow n(A) = 1 \Rightarrow P(A) = {1 \over {16}}\)

Chọn đáp án C.

Copyright © 2021 HOCTAP247