Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Việt Bắc - Tố Hữu Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu đầy đủ - Ngữ văn 12

Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu đầy đủ - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu trong chương trình lớp 12 là một bài thơ rất dài và rất hay. Vì vậy, sẽ gửi đến các bạn bài soạn về tác giả và tác phẩm của bài thơ này. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Phần 1. Tác giả

1. Vài nét về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu

tố hữu

   Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên - Huế
- Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay.
- Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
- 1938 ông được kết nạp Đảng.
- Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.
- Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
- Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
- 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
- Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Năm 2002: Qua đời.

Các bạn có thể xem thêm phân tích Việt Bắc đầy đủ nhất nhé!

2. Phong cách thơ Tố Hữu

a) Về nội dung

  • Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc

- Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh đảng và dân tộc

- Không đi sâu vào cuộc sống, vào những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người Cách Mạng.

- Niềm vui không nhỏ bé, tầm thường mà là niềm vui lớn, sôi nổi, hân hoan, rực rỡ, tươi sáng, nhất là những vần thơ chiến thắng

  • Thơ của Tố Hữu mang đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Coi những sự kiện chính trị của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu , đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân

- Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử - dân tộc, nổi bật là vấn đề vận mệnh cộng đồng

- Các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và thời đại

  • Giọng thơ mang tính chất ân tình, tự nhiên đằm thắm, chân thành

b) Về nghệ thuật

   Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà:

  • Về thể thơ

- Vận dụng thành công thể thơ lục bát của dân tộc

- Thể thất ngôn truyền thống trang trọng mà tự nhiên

  • Về ngôn ngữ

- Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của Tiếng Việt

c) Những tác phẩm tiêu biểu

- Từ ấy (1937 - 1946)

- Việt Bắc (1946 - 1954)

- Gió lộng (1955 - 1961)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

   Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cái bộ và chiến sĩ cách mạng.

2. Nội dung bài thơ

- Bài thơ thể hiện tình cảm lưu luyến , bịn rịn của những người cán bộ Cách Mạng về xuôi với đồng bào Việt Bắc và đó cũng là tình cảm của người dân Việt Bắc với cán bộ Cách Mạng.
- Bài thơ khẳng định tình nghĩa thủy chung gắn bó, tình cảm uống nước nhớ nguồn của những cán bộ Cách Mạng đối với thủ đô kháng chiến, quê hương Cách Mạng và người dân Việt Nam.
- Tác phẩm thể hiện cái nhìn khái quát của nhà thơ về chín năm kháng chiến hào hùng của dân tộc ta.

3. Nghệ thuật

- Bài thơ được viết dưới thể thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc ta
- Được viết với kết cấu đối đáp thường gặp trong ca dao dân ca: "mình" - "ta"
- Bài thơ sử dụng cách ví von so sánh thường gặp trong văn học dân gian.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân.
- Hình ảnh chân thực, cụ thể.

Từ bài tìm hiểu chi tiết để soạn bài Việt Bắc phần tác giả và tác phẩm này, hy vọng các bạn sẽ nắm vững được tác giả và tác phẩm của bài thơ này. Chúc các bạn học tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247