Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài Việt Bắc
Tố Hữu, cây bút trữ tình chính trị xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn bám sát từng sự kiện, từng mốc lịch sử của dân tộc. Việt Bắc chính là bản tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào của ông về chiến thắng của dân tộc. Nhưng đằng sau tính chất sự kiện lịch sử ấy, trong Việt Bắc còn có những vần thơ rất đẹp, rất giàu cảm xúc khi viết về thiên nhiên, đó là bức tranh tứ bình. Có thể coi bức tranh tứ bình là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất, tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Bức tranh tứ bình được trích từ câu 43 đến câu 52 của tác phẩm. Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất, hoàn toàn có thể tách riêng như một tác phẩm độc lập. Đoạn thơ gồm có mười câu chia thành hai phần, hai câu đầu là sự khái quát về cảm xúc chủ đạo được nói đến trong đoạn là nỗi nhớ; phần còn lại là vẻ đẹp của bốn mùa, ứng với bốn cặp lục bát. Lối vẽ theo kiểu bộ tứ bình là lỗi khác họa rất được ưa chuộng của văn học trung đại. Sử dụng hình thức này, một lần nữa Tố Hữu tạo nên tính dân tộc đậm đà cho tác phẩm.
Mở đầu tác phẩm là bức tranh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Thiên nhiên được khắc họa bằng màu xanh thẫm đặc trưng của đại ngàn và trên nền xanh thẫm ấy, Tố Hữu sử dụng nghệ thuật chấm phá để đưa vào hình ảnh “rừng xanh hoa chuối đỏi tươi” dù chỉ là một bông hoa nhưng sắc đỏ của nó đã làm bừng sáng cả không gian, xua tan cảm giác lạnh lẽo của mùa đông Việt Bắc. Con người lao động xuất hiện trong tư thế khỏe khoắn, một mình đối diện với thiên nhiên nhưng không bị thiên nhiên che khuất mà vượt lên đó trong tư thế là chủ vũ trụ. Ở đây Thiên nhiên dường như còn đang hô ứng để làm bật lên hình ảnh của con người, ánh nắng phản chiếu vào những lưỡi dao tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, không hề sắp đặt mà đó là vẻ đẹp tự nhiên.
Bức tranh mùa xuân lại được Tố Hữu khắc họa hết sức trong sáng, tinh khiết:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Điểm nhấn của bức tranh chính là sắc trăng thanh khiết, tao nhã của rừng mơ. Đây là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Tuy cả bức tranh là một sắc trắng, nhưng không hề tạo ra cảm giác đơn điệu, bởi tác giả đã động từ hóa từ “trắng” kết hợp với động từ “nở” khiến cho người đọc có cảm giác sắc trắng không hề tĩnh lặng mà đang có sự vận động từ một điểm lan ra cả bức tranh. Bởi vậy bức tranh tuy ít chi tiết mà vẫn vô cùng sống động. Tương ứng với vẻ đẹp thiên nhiên, là vẻ đẹp của người dân lao động ở Việt Bắc. Với đôi bàn tay khóe léo, tài hoa, họ chuốt từng sợi giang, đó là vẻ đẹp của tự tài nghệ, thuần thục mà cũng hết sức giản dị.
Vẻ đẹp của bức tranh mùa hẹ được khắc họa bằng âm thanh, màu sắc rất đặc trưng:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Âm thanh của tiếng ve rộn rã, vui tươi; sắc vàng ấm nóng ngập tràn cả không gian. Tác giả đã rất xuất sắc khi dùng các từ “đổ” để diễn tả quá trình biến đổi màu sắc. Quá trình ấy diễn ra mau lẹ, đột ngột và vô cùng bất ngờ. “Ve kêu rừng phách đổ vàng” là một câu thơ gợi nhiều liên tưởng cho người đọc. Vừa có thể hiểu là tiếng ve kêu trong rừng phách đổ vàng, vừa có thể hiểu tiếng ve kêu làm cho rừng phách đổ vàng, nếu hiểu theo cách này có thể thấy sức sống của bạn vật đang độ viên mãn căng đầy nhất. Hình ảnh con người vẫn tiếp tục ở trạng thái cần cù lao động. Cô em gái xuất hiện một mình nhưng lại không gợi cảm giác buồn bã, đơn độc, bởi có sự đồng điệu, hô ứng với thiên nhiên đang ở độ chín, độ đẹp nhất.
Bức tranh cuối cùng là bức tranh mùa thu, với ánh trăng lan tỏa khắp nơi:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung
Trăng vốn là thi đề muôn thuở của thơ ca, và trăng vào mùa thu là lúc trăng tròn và đẹp nhất. Miêu tả trăng của chiến khu Việt Bắc tác giả đã tái tạo không khí bình yên, tĩnh lặng. Vẻ đẹp của vầng trăng không đơn thuần là vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn là vẻ đẹp của hòa bình. Hình ảnh con người được khai thác thong quá hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người dân Việt Bắc đó là lối hát giao duyên, đó là tiếng hát ân tình, thủy chung.
Với thể thơ lục bát thuần dân tộc, đạt đên độ mẫu mực. Câu thơ ngắt nhịp đều đặn, cùng với hiểu quả vần đã làm cho đoạn thơ đậm chất nhạc. Hình ảnh không cầu kì, song được chọn lọc kĩ lưỡng bởi vừa toát lên sự giản dị vừa thể hiện vẻ đẹp tinh tế.
Bức tranh tứ bình là đoạn thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Việt Bắc. Nếu cắt theo chiều ngang thì đoạn thơ là bức tranh toàn cảnh về bốn mùa trong năm của Việt Bắc. nếu cắt theo chiều dọc lại có thể thấy vẻ đẹp vừa song song, vừa hòa quyện đó là vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ cũng cho thấy bút pháp tài tình, ngôn ngữ thơ tinh tế tài hoa của Tố Hữu.
Copyright © 2021 HOCTAP247