Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Dàn ý Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Dàn ý Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hướng dẫn giải

- Tác giả: là một người nghệ sĩ có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, là nhà văn chuyên viết về bút kí, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.

- Trích trong bút kí cùng tên, hoàn thành tại Huế, tác phẩm thể hiện vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hương và tình yêu thương của tác giả đối với thiên nhiên đất nước.

- Ý nghĩa nhan đề: nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của sông Hương, khát vọng của con người muốn đẹp cái đẹp về xây đắp cho xứ Huế, gợi lòng biết ơn đến những cn người khai phá vùng đất ấy.

1. Hình tượng sông Hương

a. Dòng sông thiên nhiên

- Ở thượng nguồn: “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di - gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù xa của vùng văn hóa xứ sở”

- Từ thượng nguồn đến Huế: sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động.

- Trong lòng Huế: như một người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

- Từ biệt Huế ra biển: như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.

- Nhận xét: tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sông Hương hiện lên như một người con gái chung tình hết lòng vì tình yêu.

b. Dòng sông lịch sử

- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, ...

- Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”, ...

- Là một người con gái anh hùng: cùng gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám cũng có nhưng chiến công vang dội, ...

c. Dòng sông văn hóa

- Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.

- Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân

- Nhận xét: Sông Hương chính là người con gái phóng khoáng, chung thủy trong tình yêu,anh dũng kiên cường trong lịch sử, tài hoa sáng tạo trong âm nhạc, trong văn hóa, khiêm nhường trong đời thương. Là hiện than cho vẻ đẹp người con gái Huế.

2. Hình tượng cái tôi tác giả

- Quan sát dòng sông trên nhiều góc đọ khác nhau, miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện.

- Là nhà văn có những liên tưởng, so sánh, độc đáo, lối viết tài hoa, uyên bác.

- Là cái tôi nghệ sĩ có tình yêu tha thiết, say đắm với thiên nhiên Huế và đất nước.

- Đánh giá nghệ thuật nổi bật: liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương.

- Qua tác phẩm ta cảm nhận được niềm tự hào tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế cũng như đất nước. Nhà văn có lối hành văn mê đắm, súc tích

Copyright © 2021 HOCTAP247