Sau đây, .com sẽ gửi đến các bạn bài soạn văn đầy đủ nhất cho tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu... dưới chân núi Kim Phụng
Nội dung: Cảm xúc chung khi đến với dòng sông. Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương nơi đầu nguồn.
Phần 2: Tiếp.... mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở
Nội dung: Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố.
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Hành trình đi tìm lời giải về huyền thoại của dòng sông, ý nghĩa nhan đề của bài kí.
Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở khúc thượng lưu:
- Sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu trầm hùng, dữ dội.
- Những hình ảnh “bóng cây đại ngàn”, “ghềnh thác dữ dội” ,”cơn lốc cuộn xoáy” … gợi âm vang của Trường Sơn.
- Màu đỏ chói của hoa đỗ quyên rừng tôn lên vẻ hoang dã cho Sông Hương→ nhà văn liên tưởng ngay đến cô gái Digan phóng khoáng và man dại.
Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, nếu chỉ mải mê ngắm nhìn sông Hương ở Kinh thành mà không chú ý tìm hiểu dòng sông từ đầu nguồn thì sẽ không thể cảm nhận hết vẻ đẹp trong chiều sâu của sông nước Hương Giang.
Xem thêm bài phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất
Bài Soạn và phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông
Vẻ đẹp của sông Hương khi ở trong lòng và ngoại vi thành phố:
- Là một trong số ít những con sông duy nhất thuộc về một thành phố, sông Hương góp phần quan trọng làm nên dáng vẻ riêng cho đất kinh kì. Trước hết là tự mùi thơm của nó. Theo truyền thuyết nhờ hương thơm được cất giữ trong làn nước khi chảy qua những rừng dương xỉ thơm ngào ngạt chốn thượng nguồn, Sông Hương đã mang đến cho mọi người chút hương vị núi rừng tinh khiết xa xôi.
- Sông Hương được đặt trong mối quan hệ với kinh thành Huế, như người tình chung thủy của cố đô.
- Trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường , thủy trình của sông Hương như một cuộc tìm kiếm người tình đích thực: "Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức được người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa mơ mộng”.
- “Giữa cánh đồng châu Hóa đầy hoa dại” sông Hương “như người gái đẹp ngủ mơ màng”.
- Nhà văn sử dụng nhiều điểm nhìn của các loại hình nghệ thuật khác nhau để miêu tả sông Hương. Dưới con mắt của hội hoạ, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế, làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô. Qua cảm nhận của âm nhạc, sông Hương “đẹp như điệu slow”, chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
Những giá trị văn hóa, văn hiến, lịch sử của dòng sông Hương
- Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sông Hương đã có những đóng góp với lịch sử đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt thời trung đại. Rồi “nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” vào thế kỉ XVIII.
– Sông Hương cũng là chứng nhân của giai đoạn lịch sử đầy bi tráng của thế kỉ XIX, và trong giai đoạn hào hùng nhất của công cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, nó chứng kiến những rung chuyển lớn lao của đất nước qua Cách mạng tháng Tám và cả hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt trong thế kỉ XX.
– Trong phần cuối, người đọc tiếp tục bắt gặp những so sánh, liên tưởng thú vị của nhà văn. Tác giả đã gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế, lại liên tưởng đến Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích:
- Đọan trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đắc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và một trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo.
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
Từ bài soạn chi tiết và trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa cho bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, .com hy vọng đây sẽ là bài soạn hay và đầy đủ nhất dành cho các bạn học sinh. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247