Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường hay nhất

Cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường hay nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

      Con sông Hương thơ mộng là chủ thể trữ tình vô cùng quen thuộc khi xuất hiện trong biết bao tác phẩm của nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay. Thế nhưng, trong mỗi tác phẩm, vẻ đẹp con sông Hương tưởng như quen thuộc nhưng lại hiện lên vô cùng độc đáo. Cùng tham khảo bài cảm nhận ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường để cảm nhận vẻ đẹp này của con sống xứ Huế mộng mở này nhé.

 Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông- CungHocVui

Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Mở bài

      Trên khắp dải đất nước Việt Nam với ba miền: Bắc, Trung, Nam, vùng miền nào cũng đã từng là đề tài để thương, để nhớ cho biết bao các thế hệ nhà văn, nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Trong đó phải nói đến khúc ruột miền Trung của xứ Huế mộng mơ. 

      Thiên nhiên và con người xứ Huế luôn nổi bật lên với nét đẹp nhẹ nhàng làm say đắm lòng người, nhưng mấy ai biết được rằng, nét đẹp đó đi cùng với nét đặc trưng của dòng sông Hương bao quanh thành phố này. 

Xem thêm:

Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thân bài cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông

      Hoàng Phủ Ngọc Tường với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông là một bài viết xuất sắc về dòng sông Hương - biểu tượng cho thiên nhiên và con người xứ Huế.

      Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được trích trong tập bút kí cùng tên được tác giả cho ra đời ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi khắp cả nước đang vui mừng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước của ông và tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu văn hóa của những vùng đất trên đất nước.

      Sông Hương trong bức tranh của tác giả là một vẻ đẹp với ba trạng thái ở ba khúc khác nhau: khi ở thượng nguồn, trong lòng và ngoại vi thành phố Huế và thêm sự gắn bó với văn hóa xứ sở. 

      Khi chảy ở thượng nguồn, dòng sông Hương được nhà văn miêu tả với vẻ đẹp như của một "cô gái Di gan phóng khoáng và man dại", hình ảnh nhân hóa này làm cho dòng sông hiện lên như là một cô gái với vẻ nữ tính, có khi mãnh liệt và cháy bỏng, lúc thì lại trầm mặc, êm đềm. Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận dòng sông dưới ánh mắt của "một kẻ si tình", ông yêu cái vẻ đẹp đầy man dại và độc đáo ấy của dòng sông xứ Huế. 

      Dòng sông còn được ví như một bản trường ca của rừng già với hình ảnh so sánh nhân hóa "Giữa rừng già, dòng sông là một bản trường ca, nó rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, nó mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác, rồi nó cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn". 

 

Cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường- CungHocVui

Cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

      Khúc thượng nguồn là nơi nước chảy xiết nhất của một dòng sông, cho nên Hương giang cũng vậy, nguồn nước của nó dồi dào và mạnh mẽ đến mức đủ để chảy vào bao quanh cả thành phố Huế. Sông Hương vừa là bản trường ca của rừng già, vừa là "một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", chính dòng sông này đã cung cấp lượng phù sa màu mỡ cho cuộc sống người dân nơi đây, cho thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế. 

      Tình yêu dành cho xứ Huế khiến cho cô gái sông Hương này không muốn mở lòng mình ra mà chỉ muốn dành trọn trái tim cho xứ Huế mà tình yêu của nàng "đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng".

      Khi đi qua khúc thượng nguồn, sông Hương tìm về với thành phố Huế thân yêu của nó. Sông Hương theo hành trình của nó đã tìm về thành phố Huế như một sự tìm kiếm cố ý "từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế" 

      Như con người tìm về với những gì thân thuộc, sông Hương tìm về với những nơi thân quen của nó, cũng như dòng sông Seine của Pari hay sông Đa - nuýp của Budapest chỉ chảy trọn vẹn trong một thành phố duy nhất. Dòng sông như mang tâm trạng của người con gái mộng mơ "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc" khi nó được gặp người yêu của mình - thành phố Huế. 

Xem thêm:

Top 4 tóm tắt ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông

      Sông Hương được so sánh như một người "tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya", một nét đẹp vô cùng đặc trưng của cố đô Huế cổ xưa với nhã nhạc cung đình Huế. Phải yêu thiên nhiên và quê hương đủ nhiều thì nhà văn mới có thể cảm nhận sâu sắc về dòng sông Hương như vậy. Hương giang chảy nhẹ nhàng như đang nhảy "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó muốn gắn bó với nơi đây lâu nhất có thể.

      Cũng đến lúc dòng sông phải từ biệt thành phố để tiếp tục hành trình của mình. Cảnh chia tay của người con gái ấy được cảm nhận qua cái nhìn của tác giả với tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn: "Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ" 

 

Nghị luận ai đã đặt tên cho dòng sông- CungHocVui

Cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông

      Vượt bao gian nan để gặp được người tình của mình, dòng sông vì thế mà chẳng nỡ lìa xa tình yêu mãnh liệt của nó, cho nên nó đột ngột chuyển mình, để được gặp lại thành phố thân yêu một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh cổ xưa. Tại đây, sông Hương nói lời tạm biệt và lời thề của mình dành cho thành phố: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. 

      Cuối cùng, sông Hương là dòng sông của lịch sử, đã cùng bao vị vua Hùng đi qua thời kỳ khó khăn dựng nước và giữ nước, nó như một chứng nhân cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, đặc biệt nó đã ghi lại sự kiện Xuân Mậu Thân năm 1968. Sông Hương vẫn cứ ở đó, vẫn cứ trầm mặc khi bình thường, vẫn cứ man dại khi cần thiết, nó sẽ tiếp tục ôm lấy chân thành phố và cả dân tộc trong những năm tháng tiếp theo của tương lai. 

Kết bài cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông

      Con sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường được miêu tả kỹ càng qua vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp văn hóa. Thông qua góc nhìn vô cùng đa dạng, ông đã vẽ lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của dòng sông Hương với vẻ đẹp rất nữ tính, làm say mê người dân xứ Huế và cả những người lữ khách từng đặt chân tới vùng đất này. 

Xem thêm: 

Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

Top 8 mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Trên đây là cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông. Qua bài cảm nhận, ta đã thấy rõ vẻ đẹp quen thuộc nhưng không kém phần độc đáo qua ngòi bút tài tỉnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Copyright © 2021 HOCTAP247