Tuần 3 - Tập đọc: Người ăn xin - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Người ăn xin 

a. Luyện đọc

  • Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm
    • Lời của cậu  bé: Xót thương ông lão
    • Lời của ông lão: Xót thương trước tấm lòng của cậu bé
  • Phát âm
    • Lọm khọm
    • Lẩy bẩy
    • Giàn giụa
    • Sưng húp
  • Luyện đọc diễn cảm
    • Nhấn mạnh những từ ngữ được in đậm trong đoạn văn:

Tối chẳng biết làm cách nào. Tối nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chầm chầm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi.

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Ông lão nói nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: Cả tôi nữa cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.

b. Đọc – hiểu

  • Chú giải
    • Lọm khọm: Dáng vẻ già yếu, lưng còng, chậm chạp
    • Đỏ đọc: Rất đỏ như có pha sắc máu
    • Giàn giụa: Nước mắt tràn ra nhiều, không kìm được
    • Thảm hại: Dáng vẻ khổ sở, đáng thương
    • Chằm chằm: Nhìn chăm chú, lâu, không chớp mắt, có ý dò hỏi
  • Bố cục
    • Đoạn 1. Từ đầu … "cầu xin cứu giúp": Ông lão ăn xin thật đáng thương
    • Đoạn 2. Tiếp theo … "để cho ông cả": Cậu bé xót thương và muốn được giúp đỡ ông lão
    • Đoạn 3. Phần còn lại: Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé
  • Nội dung
    • Ca ngợi lòng nhân ái và sự đùm bọc lẫn nhau giữa những con người cùng cảnh ngộ.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Người ăn xin 

Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4): Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

  • Hình ảnh ông lão ăn xin
    • Dáng vẻ: Già lọm khọm
    • Mắt: Đỏ đọc, giàn giụa nước mắt
    • Môi: Tái nhợt
    • Áo quần: Tả tơi thảm hại
    • Bàn tay: Sung húp, bẩn thỉu
    • Giọng nói: Rên rỉ

→ Đáng thương

Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4): Hành động và lời nói ân cần của cậu bé, chứng tỏ rằng tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

  • Hành động: Lục tìm hết túi nọ đến túi kia, rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nhưng trên người chẳng có tài sản gì đành phải nắm chặt lấy tay ông lão.
  • Lời nói: Xin ông lão đừng giận mình.

→ Chân thành, xót thương ông lão

⇒ Muốn được chia sẻ

Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4): Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói : "Như vậy là cháu đã cho lão rồi!" Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

  • Cậu bé không có cái gì cho ông lão về vật chất nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân.

→ Đó là sự cảm thông, chia sẻ, thương yêu nhau của những con người cùng cảnh ngộ

Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt 4): Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

  • Theo em, cậu bé cũng đã nhận được một lời cảm thông chia sẻ của ông lão – một yếu tố tinh thần đặc biệt của những người cùng cảnh ngộ hiểu nhau, thương nhau và sẻ chia cho nhau những bất hạnh trên đường đời
  • Thông qua bài học Tập đọc: Người ăn xin, các em cần rèn luyện những kĩ năng cơ bản nhất. Đồng thời, nắm vững được nội dung trọng tâm của câu chuyện:
    • Kĩ năng
      • Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc giọng nhẹ nhàng, thông cảm thể hiện được cảm xúc tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói
    • Kiến thức
      • Hiểu ý nghĩa nội dung:
        • Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247