Tuần 3 - Tập đọc: Lòng dân - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn cách đọc

a. Luyện đọc

  • Phát âm
    • Quẹo
    • Xẵng giọng
    • Dỗ dành
    • Nghẹn ngào
  • Đọc diễn cảm
    • Đọc đúng một văn bản kịch.
      • Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
      • Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.
      • Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng tình huống.

Cai:

- Anh chị kia!

Dì Năm:

- Dạ cậu kêu chi ?

Cai:

- Có thấy một người mới chạy vô đây không?

Bì Năm:

- Dạ, hổng thấy.

Cán bộ:

- Lâu mau rồi cậu?

Cai:

- Mới tức thời đây.

Cai:

- Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vô đây (vẻ mặt bực dọc ). Anh nầy là ...

Dì Năm:

- Chồng tui . Thằng này là con .

b. Đọc – hiểu

  • Giải nghĩa từ
    • Cai: Chức vụ thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.
    • Hổng thấy (tiếng Nam Bộ): Không thấy
    • Thiệt (tiếng Nam Bộ): Thật
    • Quẹo vô (tiếng Nam Bộ): Rẽ vào
    • Lẹ (tiếng Nam Bộ): Nhanh
    • Ráng (tiếng Nam Bộ): Cố, cố gắng
  • Nội dung chính
    • Ca ngợi hành động dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí với kẻ địch để cứu cán bộ cách mạng thoát khỏi cơn nguy nan.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

  • Chú cán bộ bị địch (một tên cai, một tên lính) rượt bắt.
  • Chú đã chạy vào nhà dì Năm. Hai má con dì Năm đang ăn cơm.
  • Chú cán bộ được dì Năm che chở.

Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

  • Trong tình huống nguy hiểm, dì Năm chỉ kịp đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, coi như người ruột thịt trong nhà. Và coi như cả gia đình đang quây quần ăn cơm vào bữa trưa như mọi gia đình khác.

→  Lũ giặc rất khó bắt bẻ được và chỉ có cách đó mới cứu được chú cán bộ.

Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao?

* Những chi tiết trong đoạn kịch làm em thích nhất:

a) Dì Năm đấu chí với địch rất khôn khéo để bảo vệ chú cán bộ.

  • Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: "… không thấy".
  • Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là "Chồng tui". Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.
  • Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: "Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau."
  • Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.

b) Tình huống dì Năm nhận người không quen biết là chồng của mình trước mặt quân giặc

  • Những lời đối đáp của dì Năm với bọn lính thật cứng cỏi, tự tin và rất thông minh.
  • Từ đó, em càng thêm cảm phục tấm lòng của dì Năm đối với cách mạng.
  • Tấm "lòng dân" Nam Bộ là như vậy đó. Họ không những mưu trí, dũng cảm, họ còn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh để bảo vệ cán bộ.
  • Tấm "lòng dân" cao quý ấy thật nhiều, thật đẹp trên khắp đất nước ta.

Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

  • Học sinh tự phân vai từng nhân vật và đọc diễn cảm đoạn kịch theo hướng dẫn của giáo viên.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Lòng dân, các em cần nắm được
    • Kĩ năng
      • Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến
      • Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đọc kịch.
      • Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
      • Biết đọc diễn cảm đoạn kịch.
      • Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật
    • Kiến thức
      • Nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247