Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Việt Nam - Tổ Quốc Em Tuần 3 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nhân dân - Tiếng Việt 5

Tuần 3 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nhân dân - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 27 sgk Tiếng Việt 5): Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:

a) Công nhân

b) Nông dân

c) Doanh nhân

d) Quân nhân

e) Trí thức

g) Học sinh

(Giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm).

Nhóm

Từ ngữ

Công nhân

thợ điện, thợ cơ khí

Nông dân

thợ cày, thợ cấy

Doanh nhân

tiểu thương, chủ tiệm

Quân nhân

đại úy, trung sĩ

Trí thức

giáo viên, bác sĩ, kĩ sư

Học sinh

học sinh tiểu học, học sinh trung học

Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 5): Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta?

a) Chịu thương chịu khó

b) Dám nghĩ dám làm

c) Muôn người như một

d) Trọng nghĩa khinh tài (Tài: tiền của)

e) Uống nước nhớ nguồn

Thành ngữ, tục ngữ

Ý nghĩa

Chịu thương chịu khó

Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ

Dám nghĩ dám làm

Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến

Muôn người như một

Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động

Trọng nghĩa khinh tài

Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc

Uống nước nhớ nguồn

Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình

Câu 3 (trang 27 sgk Tiếng Việt 5): Đọc truyện Con rồng cháu tiên (Tiếng việt 5, tập một, trang 27) và trả lời câu hỏi:

a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?

  • Từ truyền thuyết "Con rồng cháu tiên": Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng và nở ra một trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Rồi năm mươi người con theo cha về biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi, từ đó các triều đại vua Hùng ra đời và cai quản đất nước. Dù ở đâu thì các con của Âu Cơ cũng được sinh ra từ một cái bọc, đó là niềm tự hào của người Việt Nam. Do đó, ngày nay, mọi người thường gọi nhau là đồng bào.

b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng "đồng" (có nghĩa là "cùng").

  • Những từ bắt đầu bắt tiếng "đồng": Đồng đội, đồng chí, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý, đồng hội đồng thuyền, đồng nghiệp, đồng đẳng, đồng minh, đồng hương, đồng môn, đồng thời, đồng bọn, đồng ca, đồng cảm, đồng diễn, đồng dạng, đồng điệu, đồng hành, đồng bào, đồng khởi, đồng loại, đồng loạt, đồng phục, đồng ý, đồng tình, ...

c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.

  • Tôi với anh là đồng đội, là đồng chí nên chúng ta cần đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
  • Tôi đồng ý với nhận xét của đồng chí A.
  • Chúng ta là những người đồng hội đồng thuyền.
  • Cả trường tôi đều mặc đồng phục.
  • Cả dân tộc Việt Nam đồng lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
  • Bến Tre là quê hương đồng khởi.
  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân, các em cần nắm được:
    • Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân
    • Thuộc những thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
    • Biết sử dụng các từ trên để đặt câu.
    • Học sinh sử dụng từ hợp văn cảnh khi cần thiết
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng
    Kể chuyện: kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247