Tóm tắt bài
1.1. Hướng dẫn cách đọc
a. Luyện đọc
- Phát âm
- Hùm
- Miễn cưỡng
- Ngượng ngập
- Đọc diễn cảm
- Đọc đúng một văn bản kịch.
- Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.
- Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng tình huống.
- Ngữ điệu của từng nhân vật. Ngữ điệu phù hợp với từng kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.
Cai:
- Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối tao bắn.
An:
- Dạ, hổng phải tía.
Cai: (Hí hửng ) Ờ, giỏi ! Vậy là ai nào?
An:
- Dạ ,cháu. Kêu bằng ba ,chứ hổng phải tía.
Cai:
- Thằng ranh! (Ngó chú cán bộ ) Giấy tờ đâu, đưa coi!
Cán bộ: (Giọng miễn cưỡng)
- Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại)
b. Đọc – hiểu
- Giải nghĩa từ
- Tía (Tiếng Nam Bộ): Cha
- Chỉ (Tiếng Nam Bộ): Chị ấy
- Nè (Tiếng Nam Bộ): Này
- Bố cục
- Chia làm 3 đoạn
- Đoạn 1. Từ đầu…”cai cản lại”
- Đoạn 2. “Cai: Để chị này đi”…”chưa thấy”
- Đoạn 3. Phần còn lại
- Nội dung chính
- Ca ngợi hành động dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí với kẻ địch để cứu cán bộ cách mạng thoát khỏi cơn nguy nan.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ?
- Khi bọn giặc hỏi An: Ông đó phải tía mày không?, An trả lời hổng phải tía làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ, An thông minh, làm chúng tẽn tò: Cháu kêu bằng ba ,chứ hổng phải tía.
Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo.
Câu 3. Vì sao vở kịch được đặt tên là "Lòng dân"?
- Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì nội dung vở kịch đã thể hiện tinh thần bảo vệ cán bộ cách mạng của người dân trong bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó ca ngợi tấm lòng của dân đối với cách mạng. Người cán bộ cách mạng dù ở đâu cũng được dân che chở, nuôi giấu.
Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.
- Học sinh tự phân vai và đọc diễn cảm vở kịch.
- Thông qua bài giảng Tập đọc: Lòng dân các em cần nắm được:
- Kĩ năng
- Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.
- Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đọc kịch.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
- Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật
- Kiến thức
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của toàn bộ vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.