Tràng giang là một bài thơ được ra đời trong thời kỳ phong trào Thơ mới đang rất hưng thịnh nhưng vẫn mang hơi hướng của thơ cổ điển. Tràng giang là nỗi buồn của một tâm hồn cô đơn trước cảnh thiên nhiên rộng lớn trong đó có tình yêu đất nước, con người được chất chứa. Cùng CungHocVui soạn bài Tràng giang để hiểu kỹ hơn về những giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhé!
Soạn bài Tràng giang - Huy Cận chi tiết nhất
Bức tranh thiên nhiên đẹp đượm nỗi buồn của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn.
Lòng yêu đất nước của tác giả
Kết hợp giữa cổ điển và hiện đại trong hình thức thơ
Xem thêm:
Soạn bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận chi tiết nhất
Phân tích hai khổ đầu Tràng Giang- Huy Cận
Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Tác giả mở đầu bài thơ với câu đề “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
“Bâng khuâng” thể hiện nỗi niềm của nhà thơ đang bâng khuâng man mác trước dòng sông Tràng giang rộng lớn như vô tận
“Trời rộng nhớ sông dài”: nhân hóa và ẩn dụ nhằm nói lên nỗi nhớ của chính tác giả.
Bức tranh thiên nhiên Tràng giang
Câu thơ đề này làm định hướng mạch cảm xúc chính của cả bài. Đó là nỗi buồn sầu nhẹ nhàng và lan tỏa từng cơn trước cảnh sông nước mênh mông. Sự hòa quyện cổ điển và hiện đại ở đây được thể hiện qua vẻ đẹp cổ điển của thiên nhiên sông nước và sự hiện đại của nỗi buồn sầu nhớ nhung của thang niên trong thời đại mới.
Âm điệu chung của bàn thơ là một nỗi buồn man mác và lan tỏa, lặng lẽ và da diết. Nỗi buồn ấy được thể hiện đều đều, dập dệnh như sóng nước. Đây cũng chính là âm điệu trong lòng của nhà thơ trước cảnh hoàng hôn trên Tràng giang.
Nhịp thơ 3 - 4 tạo một nhịp điệu thơ đều đều như sóng trên sông.
Từ âm điệu đó, ta có thể cảm nhận được nỗi buồn của nhà thơ mênh mông và vô tận cũng như dòng sông trước mắt.
Xem thêm:
Phân tích hai khổ cuối Tràng Giang
So sánh Trường Giang và Đây thôn Vĩ Dạ
Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được đánh giá là đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi thân thuộc vì các lí do sau:
Màu sắc cổ điển trong bức tranh thiên nhiên của Tràng giang được thể hiện qua những hình ảnh sóng nước, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu,... (đây là những hình ảnh thường được sử dụng trong thơ Đường).
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
Núi mây hùng vĩ nơi vùng trời hoàng hôn phía tây cùng với những cánh chim đang hút nắng bay về tổ trong cái nắng dần tắt là những hình ảnh rất đặc trưng cho thơ cổ phương Đông, đặc biệt là thơ Đường, thơ Tống Việt Nam.
Bức tranh thiên nhiên Tràng giang gần gũi, thân thuộc với mọi tâm hồn người Việt. Bởi “cành củi khô”, “tiếng làng xa vãng chợ chiều” bèo trôi “hàng nối hàng” và những hình ảnh bờ bãi ven sông là những hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức của những người con Việt Nam khi nhớ về quê hương.
Bức tranh thiên nhiên đậm màu sắc cổ điển mà gần gũi
Tình yêu quê hương đượm trong tình yêu thiên nhiên được thể hiện qua các chi tiết sau:
Bộc bạch cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn. Đó là một nỗi buồn sầu man mác thấm đượm tình yêu con người, yêu quê hương thầm kín mà da diết của nhà thơ. Con sông “mênh mông không một chuyến đò” khiến tác giả cảm nhận rõ cái cô đơn gần như tuyệt đối trước thiên nhiên vũ trụ bao la vô tận. Từ đó, ta cảm nhận được tâm hồn và số phận của một thi nhân trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tay giặc như bấy giờ.
Hình ảnh cành củi khô lạc dòng, những cụm bèo trôi dạt vô định là đại diện cho những mảnh đời trôi nổi , chưa có định hướng, tương lai trong xã hội bấy giờ. Bức tranh thiên nhiên cũng như bức tranh tâm trạng của Huy Cận.
Xem thêm:
Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng Giang
Sử dụng những từ ngữ láy âm
Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh
Kết hợp cổ điển với hiện đại
Cách ngắt nhịp tạo nên nhịp buồn man mác của tác giả
Trên đây là soạn bài Tràng Giang chi tiết, mới nhất tại CungHocVui. Với bài soạn trên hy vọng sẽ giúp bạn chuẩn bị bài kỹ càng hơn trước khi đến lớp, hiểu rõ tác phẩm hơn và đạt được kết quả học tập tốt. Đừng quên tham khảo các bài soạn văn 11 khác tại đây.
Copyright © 2021 HOCTAP247