Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Tràng Giang - Huy Cận Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang chi tiết nhất

Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang chi tiết nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang chi tiết nhất

Tràng Giang - một bức tranh thiên nhiên mênh mông sông nước, phảng phất nỗi buồn người thi sĩ. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa của thời đại dưới ngòi bút tài tính của Huy Cận. Hãy cùng tham khảo ngay dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang mới và chi tiết nhất nhé!

Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang- CungHocVui

Dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang

Phần mở bài: Giới thiệu tổng quan về tác giả và tác phẩm

  • Huy Cận - một trong những nhà thơ xuất sắc tiên phong trong phong trào Thơ mới trước cách mạng. 

  • Trong một chiều thu năm 1939, khi Huy Cận đứng ở bến Chèm (sông Hồng) ngắm cảnh, người thi sĩ rung cảm trước cảnh sắc đất trời rộng lớn cùng nỗi buồn nhân sinh man mác về kiếp người bé nhỏ lênh đênh. Bài thơ được ông cảm hứng sáng tác từ đó.

  • Chất liệu thi ca tinh tế, toát lên vẻ đẹp bức tranh thiên vừa cổ điển, vừa hiện đại thông qua hình ảnh “nỗi buồn thời đại” của “cái tôi” dần mất đi.

Xem thêm:

Soạn bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận chi tiết nhất

Phân tích hai khổ đầu Tràng Giang- Huy Cận

Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Phần thân bài

Chất liệu cổ điển của thời đại thấm đẫm từng câu từ trong bài thơ

 Dàn ý phân tích chi tiết về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng Giang- CungHocVui

Dàn ý phân tích chi tiết về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng Giang

  • Lấy chủ đề chính về cảnh sắc sông nước mênh mông: Vẻ đẹp cảm hứng đầy cổ điển quen thuộc của thơ Đường.

                                                              Bóng buồm đã khuất bầu không

                                                              Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

                                                                                                 (Thơ Đường cổ - Ngô Tất Tố dịch)

 

  • Tên bài thơ “Tràng giang”: Đây là cụm từ Hán Việt. Cụm từ thể hiện sự trang trọng, phong vị cổ kính của Đường thi.

  • Huy Cận lựa chọn thể thơ cổ phong thất ngôn: lời thơ như một lời trần thuật thể hiện nỗi lòng buồn man mác của người thi sĩ

  • Tinh tế sử dụng cách ngắt nhịp truyền thống của thơ Đường theo nhịp 2/2/3, 4/3

  • Cách xây dựng các cặp hình ảnh đối lập tạo nên những liên tưởng gợi hình gợi cảm: “Nắng xuống” và “trời lên”, “thuyền về” và “nước lại”, sự đối lập giữa cái vô tận của vũ trụ với cái hữu hạn của con người. 

  • Hệ thống từ láy sử dụng linh hoạt giúp bài thơ trở nên sinh động: Song song/ điệp điệp/ đìu hiu/ chót vót .

  • Phương thức miêu tả đậm nét Đường thi: Đặc tả linh hồn của vạn vật thiên nhiên thông qua các đường sắc đơn nét (bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều,...)

  • Bút pháp độc đáo “họa vân hiển nguyệt” điển hình của thơ Đường cổ: Lấy động tả tĩnh, lấy cái vô hạn để tả cái hữu hạn, lấy cái rộng lớn tả cái nhỏ bé, mong manh

Xem thêm:

Phân tích hai khổ cuối Tràng Giang

So sánh Tràng Giang và Đây thôn Vĩ Dạ

Soạn bài Tràng Giang ngắn gọn theo sách giáo khoa

Cảm hứng thời đại cùng chất thơ hiện đại  trong Tràng Giang

Cảm hứng thời đại và chất thơ hiện đại trong Tràng Giang- CungHocVui

Cảm hứng thời đại và chất thơ hiện đại trong Tràng Giang- CungHocVui

  • “Cái tôi” đầy lãng mạn và thi vị trước cuộc đời được Huy Cận thể hiện trực tiếp qua từng khổ thơ:

+        Khổ 1: Cái rùng mình ngắn ngủi khi nhận ra thân phận lênh đênh phó mặc trôi dạt theo trăm ngả sông nước, rồi sẽ chẳng biết đi sẽ về đâu.

+        Khổ 2: Sự ngậm ngùi, rung cảm trước những sự sống nhỏ nhoi trong tiếng chợ chiều cô liêu, quạnh vắng

  • Nỗi buồn man mác đặc trưng riêng của lối thơ mới: Sự xót xa đến từ tâm hồn khi cảm nhận được sự đồng điệu với thiên nhiên. Sự buồn khổ đồng cảm với nhân thế. Một nỗi buồn tất yếu khi Huy Cận ý thức được hoàn cảnh của đất nước, của thời đại.

  • Góc nhìn độc đáo đầy mới mẻ - cảnh sắc thiên nhiên qua lăng kính vũ trụ:

  • Tận dụng các góc nhìn đa chiều, mở rộng không gian theo mọi chiều (điệp điệp/ song song/ xuống/ lên/ sâu chót vót/ dài/ rộng)

  • Không chỉ đặc tả màu sắc hoàng hôn mà còn đưa tâm hồn nhà thơ vào cảnh sắc. Hoàng hôn buồn mà lấp lánh sắc màu hay chính lòng của Huy Cận cũng man mác?

  • Sử dụng hình ảnh chân thực, hiện đại nhưng vẫn nên thơ, gợi hình gợi cảm. Các thước phim gần gũi hiện lên mộc mạc (củi khô, mây trôi, tiếng vãn chợ chiều, bèo lặng lẽ trôi,…). Phản ánh rõ nét bức tranh thiên nhiên vùng quê Việt Nam luôn in hằn trong trái tim Huy Cận.

  • Chất thơ mới đầy trữ tình. Mạch thơ tự do tự tại thể hiện “cái tôi” rộng mở giữa thời đại mới. Hoàn toàn không còn sự gò bó của kết cấu đề - thực - luận - kết trong thơ cổ    

Xem thêm:

Phân tích Tràng Giang

Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng Giang

Kết bài: Tổng kết chung dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang

 

Gợi ý kết bài trong bài phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại Tràng Giang- CungHocVui

Gợi ý kết bài trong bài phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại Tràng Giang

  • Tràng giang là một áng thi cả thể hiện nỗi buồn “tâm hồn” mãnh liệt của người thi sĩ đa sầu đa cảm trước thiên nhiên rộng lớn. Bài thơ không còn chỉ là một bức phong cảnh đơn thuần, đó là cả nỗi cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời.

  • Sự kết hợp tinh tế và hài hòa giữa chất liệu thi ca hiện đại và cổ điển, Huy Cận biến bài thơ thành nguồn cảm hứng bất tận còn sống mãi với thời gian 

       Trên đây là dàn ý vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang mới và chi tiết nhất. Hy vọng với dàn bài phân tích chi tiết trên sẽ giúp bạn cảm nhận được vẻ đẹp trong bài thơ sâu sắc nhất và hiểu rõ hơn về tác phẩm. Đừng quên tham khảo các bài soạn văn 11 khác tại CungHocVui nhé.

Copyright © 2021 HOCTAP247