Phân tích sự kết hợp nhuần nhị giữa chất cổ điển và hiện đại trong hài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận.
Ngay ở nhan đề của bài thơ Huy Cận đã gợi cho ta những ấn tượng hấp dẫn về sự cổ kính. Theo như Xuân Diệu thì Tràng Giang là sông lớn, là giang san bền bỉ muôn đời. Tên gọi Tràng Giang cho người đọc cảm thấy con sông vừa dài, vừa rộng. Trước không gian bao la của trời nước thi nhân có những thi nhân có những ngẫm nghĩ về sự nỗi trôi, mong manh, tàn tạ của kiếp người. Đây là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Trong cảm nhận của mình, Huy Cận đã thấy những lớp sóng gợn trên dòng sông là biểu tượng cho nỗi buồn của con người như đang trả dài. Con thuyền xuôi mái, trôi vô định, vô hướng trên dòng sông “Tràng Giang” ấy phải chăng là một hình ảnh ngụ ý về kiếp người trôi nỗi. Hình tượng thơ cho ta thay nỗi niềm của cả một thế hệ với bao nhiêu sầu thương, ảo não. Từ nỗi “buồn điệp điệp” và mối “sầu trăm ngã". Huy Cận có hình ảnh thơ "Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Cành củi càng nhỏ bé thì dòng sông càng mênh mông vời rộng, và giữa cảnh sông nước bao la ấy cành củi khô càng; trở nên bé nhỏ hơn. Tương quan đối lập độc đáo trong câu thơ phải chăng là sự ngụ ý nổi niềm của thi nhân trước cảnh “sông dài trời rộng''. Bắt nguồn từ một chi tiết mà Xuân Diệu cho là “thực tế nôm na đến sống sít". Huy Cận đã đưa hình ảnh một cành củi lạc lòng, trôi dạt vô hướng vào thơ, biến nó thành một hình ảnh thẫm mĩ.
Huy Cận nói riêng và Thơ mới nói chung đã phá vỡ hệ thống ước lệ của thơ ca trung đai. Song, nét bút Huy Cận đặc sắc ở chỗ ông đã khéo dùng những thi liêu quen thuộc của thơ xưa như: cồn cát, gió đìu hiu thuyền, bến cô liêu, vắng vẻ. quạnh quẽ để biểu đạt những cảm xúc, nỗi niềm của mình. Đọc những câu thơ "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu – Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” ta như nghe thấy những câu "Non kì quạnh quẽ trăng treo – Bến Phì gió thổi đìu mấy gò” trong Chinh phụ ngâm xưa. Cảnh thiên nhiên càng tĩnh lặng, hoang vắng hơn khi thi nhân chỉ còn nghe thấy tiếng của “lặng im”, không còn tiếng người vẳng lên từ những phiên chợ chiều như chiều nào. Sự tàn tạ của cảnh qua đó càng rõ thêm. Trước không gian hiu quạnh ấy. Huy Cận cảm thấy "nắng xuống” dần còn bầu trời như cao thêm lên nhưng lại là “sâu chót vót”. Thi nhân như bị hút vào cái thăm thẳm của bầu trời và cảm giác "rợn ngợp” lại càng sâu sắc hơn. Con người nhỏ bé mà cảnh trời đất thì mênh mông, con người cô liêu, đơn độc mà đối diện với không gian ba chiều dài, rộng, cao. Những sáng tạo của Huy Cận trong câu tho thực không nhỏ. Nối tiếp dòng cảm xúc về sự nổi trôi vô định, nhà thơ đã sử dụng hình ánh của văn chương cổ:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Nhưng không phải chỉ một cánh bèo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du "Nghĩ mình mặt nước cánh bèo” mà là “hàng nối hàng ”. Hàng hàng tiếp nối những cánh bèo và câu hỏi "về đâu” đã tô đậm thêm cảm giác vô định, vô hướng cùng sự cô đơn của con người. Trước cảnh thiên nhiên mênh mông, cao rộng mà con người thì nhó bé, đơn độc, nên đã muốn tìm đến những dấu vết của sự sống. Tìm đấy, nhưng lại chỉ thấy "Mênh không đò ngang”. Ngay cả một cây cầu cũng không có "Không cầu gợi chút niềm thân mật ”.Không đò sóng rộng thêm lên, không cầu sông dài thêm ra một chút. Đó là sự phủ định để khẳng định: không gian mặt đất gắn liền với con sông này thật hoang vắng, không hề có sự sống của con người.
Nhưng chính từ cảm giác ma mác, nỗi trôi ấy con người lại càng tha thiết hơn với những biểu hiện của sự sống. Nỗi niềm con người dồn nén và tăng tiến hơn trong những câu thơ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Mây “đùn” lớp lớp thành một ngọn núi bạc đứng chơ vơ giữa hoàng hôn giống như nỗi buồn tích tụ của người lữ thứ. Giữa bao la đất trời sót lại một cánh chim như chở nặng “bóng chiều” sa xuống phía chân trời. Tất cả đều cô đơn, lẻ loi, khiến cho nỗi lòng của kẻ tha hương càng chông chênh. Âm hưởng câu thơ trầm buồn, gợi nhớ đến những hình ảnh của thơ cổ: “Lưng trời sóng gợn lòng sông thắm – Mặt đất mây đùn của ải xa”(Đỗ Phủ). Cũng là “mây đùn” thành núi bạc nhưng trong thơ Huy Cận có nét riêng độc đáo. Nó nằm trong sự tương phản với hình ảnh của cánh chim bé nhỏ, đơn chiếc. Cùng là những tâm hồn lữ thứ, xa quê, gặp nhau trong một khung cảnh hoàng hôn quạnh vắng, nhà thơ mới như tìm thấy hồn mình giữa lòng cố nhân xưa. Nỗi nhớ càng mạnh mẽ hơn khi người lộ trực tiếp: “Lòng quê dợn dợn vời con nước - Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Ý thơ Huy Cận nhắc ta nhớ đến vần thơ của người xưa:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn ai.
(Thôi Hiệu)
Cách nhau một không gian những mấy ngàn dặm, và xa nhau những mấy ngàn năm thời gian, hai thi nhân có hai cách biểu đạt nỗi nhớ nhà khác nhau nhưng đều rất sâu sắc. Chỉ có điều trong thơ Huy Cận nỗi nhớ ấy không bình yên như trong thơ Thôi Hiệu mà là của một tâm hồn chông chênh bất an không còn tự tin ở mình nữa, phải tìm về với tổ ấm gia đình. Huy Cận viết "Lòng quê dợn dợn vời con nước”, chỉ riêng hai chữ “dợn dợn” ấy thôi đã cho thấy sự khác biệt của hồn Thơ mới với thơ trung đại, thơ cổ điển trong việc diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Ngôn ngữ thơ đã được cá thể hoá cao độ, biếu hiện cái Tôi cá nhân của Thơ mới, một cái Tôi cá nhân đau đáu buồn trước cuộc đời.
Tràng Giang là nỗi niềm cô đơn, trạng thái sầu não của một con người gắn bó sâu sắc với quê hương xứ sở. Hồn thơ ấy đã tìm đến chỗ "sông dài trời rộng” lúc chiều tà để biếu lộ bao xót xa, bơ vơ khi ngẩm nghĩ đến kiếp người mong manh, tàn tạ. Để phù hợp với nổi niềm, tâm trạng ấy, thi nhân đã tìm về hơi thở cổ thi trong một kết hợp với chất hiện đại của Thơ mới, làm cho bài thơ trở nên sâu lắng, da diết, bến vững trong lòng bạn đọc.
Copyright © 2021 HOCTAP247