Soạn bài Tràng Giang- Soạn văn lớp 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

     1. Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

   Đề từ tuy nằm ngoài văn bản tác phẩm, nhưng lại tập trung thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Câu thơ đề từ của bài thơ này: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" là một ví dụ tiêu biểu. Lời đề từ ngắn nhưng đã thể hiện được một phần quan trọng hồn cốt của tác phẩm, nói cụ thể hơn, đây chính là nỗi buồn (bâng khuâng là có những cảm xúc ngỡ ngàng, luyến tiếc, nhớ thương đan xen nhau) trước cảnh vũ trụ bao la, bát ngát (trời rộng, sông dài). Có thể nói, Tràng giang đã triển khai một cách tập trung cảm hứng nếu ở câu thơ đề từ.

    2. Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.

    Tràng giang, ta thấy tâm trạng buồn thương của Huy Cận và đó cũng là âm hướng của bài thơ . Đó là một nỗi buồn thương mênh mông trước cảnh sông nước bao la mở ra bằng buồn điệp điệp, sầu trăm ngả và kết thúc bằng lòng quê dợn dợn. Đó là nỗi buồn sầu ngấm sâu trong lòng tạo vật và trong tâm hồn nhà thơ. Âm điệu đó còn được tạo nên bởi nhịp điệu và thanh điệu của thể thơ thất ngôn. Nhịp thơ chủ yếu của bài là nhịp 2/2/3, đôi chỗ là 4/3 hoặc 2/5. Nhịp thơ đều, chậm gợi nỗi buồn sầu mênh mang. Việc sử dụng nhiều từ láy hoàn toàn với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh vật và hồn người

   

     3. Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?

      Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ Tràng giang là bức tranh bao la rộng lớn của cảnh trời nước mênh mông. Bức tranh đó tuy đẹp mà buồn quạnh vắng và cô liêu, một bức tranh mang màu sắc cổ điển mà hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc

     Ngay từ câu mở đầu, hình ảnh của tràng giang đã hiện lên trong dập dềnh sóng nước dung chứa nỗi sầu của thi nhân triền miên lớp lớp: 

                                                        Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp.

   Câu thơ tả sóng. Sóng triền miên trên mặt tràng giang. Từ điệp điệp tạo nên hình ảnh nghìn trùng, lớp lớp của một nỗi buồn dây dưa không dứt. Xưa nay, các nhà văn, nhà thơ thường dùng "trùng điệp” hay “trùng trùng điệp điệp” để chỉ vật thể gì. Nhiều và cụ thể như núi non. Ờ đây, nhà thơ không nói sóng điệp trùng mà nói "buồn điệp diệp”. Đố là lối sáng tạo trong việc dùng từ hình ảnh hóa nồi buồn. Nhìn mặt tràng giang gợn những lớp sóng, nhà thơ tưởng như cũng cảm thấy nồi sầu của mình trải ra như những lớp sóng nối nhau triền miên không dứt.       Giữa khung cảnh rộng lớn đó là hình ảnh một con thuyền trên sông, thuyền và nước song song:

                                                          Con thuyền xuôi mái nước song song.

   Hai cặp từ láy “điệp diệp” và “song song” gợi tả một nỗi buồn thấm thìa, xa vắng và mơ hồ. Nỗi buồn ấy dường như đã tăng lên do sự nghịch chiều nhau giữa thuyền và nước:

                                                         Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.

   Nước và thuyền nghịch chiều nhau nghĩa là chỉ có hai chiều, hướng: "thuyền vế nước lại", thế mà lại tạo nên một nỗi “sầu trăm ngả". Đặc biệt là hình ảnh bộp bềnh trôi giạt không biết về đâu của một cành củi trong câu cuối khố thơ:

                                                         Củi một cành khô lạc mấy dòng.

   Các thi liệu sóng, nước, thuyền... đều rất quen thuộc trong thơ văn duy chỉ cành củi khô là rất mới và đầy ý vị. Hình ảnh này  thấy sự cô độc, lạc loài, khô héo đặc biệt là khô héo giữa sự ướt át của nước. Những số từ trăm, một, mấy... liên kêt nhau gợi lên chút  gì buồn bã, trơ vơ và li biệt.

   Từng câu chừ, từng hình ảnh ở đây đều đặc sắc ở chỗ vừa gợi tả tràng giang vừa chứa cả tâm sự buồn bã của thi nhân.

   Không gian của nồi buồn tiếp đố được mở rộng ra từ mặt tràng giang lan tỏa sang đôi bờ và cao vút lên theo tỉa nắng của khoảnll khắc ngày tàn đến với bầu trời xa thẳm:

                                                           Lơ thơ cồn nhò gió đìu hiu,

                                                          Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

                                                          Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

                                                         Sồng dài, tròi rộng, bến cô liêu.

    Do vậy mà nhà thơ Huy Cận thường nói vui rằng cảnh trên sông  khói sóng làm cho Thôi Hiệu buồn nhớ quê, còn ông thì không có  khói sống cũng da diết nhớ quê hương. Nhà thơ bảo vì ông buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường,

    Tràng giang là một bài thơ đặc sắc đã kết hợp được thơ ca truyền thống những nét cổ điển của Đường thi với những nét hiện đại. Bài 1 thơ đậm đà tính dân tộc và rất Việt Nam. Từ hình ảnh dòng sông con thuyền, cành củi khô, cánh bèo trôi giạt, chợ chiều làng xa., tất  cả đều gắn bó ruột thịt, từ lâu đời đã ăn sâu vào trái tim khối óc của mỗi người Việt Nam chúng ta.

     4. Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?

   Bài Tràng giang thể hiện một nồi sầu mênh mông xa vắng dâng lên lúc hoàng hôn, khi Huy Cận đứng trước cảnh "cô liêu” của sông dài, trời rộng. Từng câu chừ trang trọng cổ kính gợi lên một nồi nhớ bâng khuâng man mác: nhớ nhà, nhớ quê hương đất nước.

   Và thực tế thì, xét ở một phương diện nào đó, Tràng giang đúng là một bài thơ "ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc" (Xuân Diệu).

     5. Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ,...)

   Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bản thân Tràng giang là mang màu sắc cổ điển mà hiện đại đậm đà phong vị dân tộc, được viết bằng lối thơ 7 chữ niêm vận chặt chẽ như thơ Đường luật, dồi dào nhạc điệu, ngôn từ hàm súc tinh tế, bài thơ đến nay mãi còn âm vang trong lòng người đọc.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247