Ta có phương trình tổng quát: \(ax^2+bx+c=0 (a\neq 0)\)
Chuyển hạng tử c sang vế phải, ta có: \(ax^2+bx=-c\)
Vì \(a\neq 0\) nên chia cả hai vế cho a, ta có: \(x^2+\frac{b}{a}x=-\frac{c}{a}\)
Biến đổi để thành hằng đẳng thức: \(x^2+2.\frac{1}{2}\frac{b}{a}x+\frac{b^2}{4a}-\frac{b^2}{4a}=-\frac{c}{a}\)
\(\Leftrightarrow \left ( x+\frac{b}{2a} \right )^2=\frac{b^2-4ac}{4a^2}\)
Đặt \(\Delta =b^2-4ac\)
Với phương trình \(ax^2+bx+c=0 (a\neq 0)\) và biệt thức \(\Delta =b^2-4ac\):
\(\Delta>0\) thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt:
\(x_{1}=\frac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a}\); \(x_{2}=\frac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a}\)
\(\Delta=0\) thì phương trình có nghiệm kép \(x=x_{1}=x_{2}=-\frac{b}{2a}\)
\(\Delta<0\) phương trình vô nghiệm.
Chúng ta cùng xét các ví dụ sau:
Giải phương trình: \(x^2+5x-15=0\)
Giải: Dễ dàng xác định được hệ số của phương trình trên là: \(a=1;b=5;c=-15\)
Tính \(\Delta =b^2-4ac=5^2-4.1.(-15)=85>0\)
Vậy phương trình trên có các nghiệm là: \(x_{1}=\frac{-5+\sqrt{85}}{2}\); \(x_{2}=\frac{-5-\sqrt{85}}{2}\)
Không giải phương trình, hãy cho biết phương trình sau có bao nhiêu nghiệm:
\(9x^2+6x+1=0\)
Giải: Ta có: \(\Delta =6^2-4.9.1=0\)
Vậy phương trình trên có 1 nghiệm duy nhất.
Bài 1: Không giải phương trình, hãy cho biết số nghiệm của phương trình sau:
\(x^2+5x-34=0\); \(2x^2-3x+15=0\)
Hướng dẫn:\(x^2+5x-34=0\)
\(\Delta =5^2-4.1(-34)=161>0\)
Vậy phương trình trên có 2 nghiệm phân biệt
Tương tự đối với phương trình: \(2x^2-3x+15=0\)
\(\Delta =(-3)^2-4.2.15=-111<0\)
Vậy phương trình trên vô nghiệm
Bài 2: Giải phương trình: \(x^2+14x+49=0\); \(x^2-2x-5=0\)
Hướng dẫn: \(x^2+14x+49=0\)
Giải: \(\Delta =14^2-4.1.49=0\) \(\Rightarrow x=\frac{-14}{2}=-7\)
\(x^2-2x-5=0\)
Giải: \(\Delta =(-2)^2-4.1.(-5)=24\Rightarrow \sqrt{\Delta }=2\sqrt{6}>0\)
\(\Rightarrow x_{1}=\frac{-(-2)+2\sqrt{6}}{2}=1+\sqrt{6};x_{2}=\frac{-(-2)-2\sqrt{6}}{2}=1-\sqrt{6}\)
Bài 3: Giải phương trình bằng 2 cách: \(x^2+8x+18=0\)
Hướng dẫn: Cách 1 dùng biệt thức \(\Delta \Rightarrow \Delta <0\Rightarrow\)phương trình vô nghiệm
Cách 2: Biến đổi \(x^2+8x+18=(x+4)^2+2> 0\Rightarrow\)phương trình vô nghiệm
Bài 1: Cho phương trình: \(-x^2+2x+2017^{2017}=0\). Không giải phương trình , hãy cho biết phương trình trên có bao nhiêu nghiệm.
Hướng dẫn: Ta có, \(\Delta =b^2-4ac\).
Nhận thấy \(b^2>0\); \(ac=-2017^{2017}<0\Rightarrow 4ac>0\)
Vậy \(\Delta >0\forall x\epsilon \mathbb{R}\)
Phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
Bài 2: Tương tự câu trên, cho phương trình: \(x^2+2x-2018^{2018}=0\). Không giải phương trình, hãy cho biết phương trình trên có bao nhiêu nghiệm. Kết hợp bài 1 và 2 phần nâng cao, các bạn có nhận xét gì?
Hướng dẫn: Tương tự câu trên, ta cũng suy ra được phương trình \(x^2+2x-2018^{2018}=0\) có 2 nghiệm phân biệt.
Nhận xét: với a, c trái dấu, phương trình \(ax^2+bx+c=0 (a\neq 0)\) luôn có 2 nghiệm phân biệt!
Qua bài giảng Công thức nghiệm của phương trình bậc hai này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 9 Bài 4 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 9 tập 2
Bài tập 15 trang 45 SGK Toán 9 Tập 2
Bài tập 16 trang 45 SGK Toán 9 Tập 2
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Copyright © 2021 HOCTAP247