Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Chương 3: Quang Học Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới

  • Khi tia sáng đi từ không khí sang thủy tinh:

    • Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

    • Góc tới tăng (giảm) góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

  • Mở rộng

    • Người ta đã làm nhiều TN về hiện tượng khúc xạ. Khi chiếu ánh sáng từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau như thạch anh, nước đá, rượu, dầu.người ta đều thấy kết luận trên vẫn đúng.​

2.2. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

  • Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

  • Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm) theo.

  • Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

2.3. Phương pháp giải:

2.3.1. Cách vẽ tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

  • Tiến hành theo các bước:

    • Vẽ tia tới, xác định điểm tới là giao điểm giữa tia tới và mặt phân cách giữa hai môi trường.

    • Vẽ pháp tuyến là đoạn thẳng vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.

    • Vẽ tia khúc xạ nằm ở bên kia pháp tuyến (không cần độ chính xác cao) như sau:

      • Khi tia sáng truyền từ không khí vào môi trường trong suốt rắn, lỏng…thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

      • Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt rắn, lỏng… vào không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

2.3.2. Sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới

  • Dựa vào mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ:

    • Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm) theo.

    • Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

Bài 1

Chiếu một tia sáng từ trong nước ra không khí, với góc tới bằng 300 thì góc khúc xạ sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Góc khúc xạ lớn hơn 300.

Vì: Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

Bài 2

Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

Hướng dẫn giải:

Hai lần khúc xạ vì khúc xạ lần thứ nhất từ nước qua thành thủy tinh, khúc xạ lần thứ hai từ thành thủy tinh qua không khí đến mắt.

4. Luyện tập Bài 41 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới
  • Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
  • Phương pháp giải bài tập Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ 

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 111 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 111 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 112 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 112 SGK Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 41 Chương 3 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247