Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
Dưới ánh sáng màu lục vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém khi gặp ánh sáng màu lục.
Dưới ánh sáng màu lục vật có màu lục vẫn có màu lục. Vậy vật màu lục tán xạ tốt khi gặp ánh sáng màu lục.
Dưới ánh sáng màu lục vật có màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu lục.
Dưới ánh sáng lục vật màu trắng có màu lục. Vậy màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu lục.
Hãy giải thích tại sao nước biển đựng trong một cái cốc thì không có màu xanh mà biển lại có màu xanh?
Pha một ít nước mực xanh loãng rồi đổ vào hai cốc thủy tinh như nhau, đáy trong suốt; một cốc đổ rất vơi, một cốc đổ khá đầy. Đặt hai cốc trên một tờ giấy trắng.
Nếu nhìn theo phương ngang thành cốc thì thấy nước trong hai cốc xanh như nhau.
Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ta sẽ thấy nước ở trong chiếc cốc đầy sẽ xanh hơn nước ở trong chiếc cốc vơi (hình 55.1)
Ta giải thích hiện tượng này như sau. Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu. Ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như truyền qua tấm lọc màu càng dày, nên màu của nó càng thẫm.
Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau và ta thấy nước trong hai cốc xanh như nhau.
Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng, bị tán xạ trở lại, qua lớp nước rồi vào mắt coi như truyền qua một lớp nước màu có bề dày bằng hai lần bề dày lớp nước trong cốc. Do đó, ở cốc đầy nước thì ánh sáng phải truyền qua một lớp nước rất dày, nên màu của nó thẫm. Ở cốc nước vơi thì ánh sáng truyền qua lớp nước mỏng hơn nhiều, nên màu của nó nhạt.
Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm ánh sáng truyền qua nó có màu xanh, coi như không màu. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng kilômet rồi trở lại thì ánh sáng sẽ có màu xanh thẫm. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng ánh sáng truyền qua lớp nước màu mỏng hay dày đựng trong hai cốc trên.
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Màu sắc các vật dưới ánh sáng màu trắng và dưới ánh sáng màu cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng
Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 55 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Chọn câu đúng.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 55 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C5 trang 145 SGK Vật lý 9
Bài tập C6 trang 145 SGK Vật lý 9
Bài tập 55.1 trang 112 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.2 trang 112 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.3 trang 112 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.4 trang 113 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.5 trang 113 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.6 trang 113 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.7 trang 113 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.8 trang 114 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.9 trang 114 SBT Vật lý 9
Bài tập 55.10 trang 114 SBT Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247