Lăng kính là một khối chất trong suốt có hình dạng hình 53.1 a.
Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính thì sẽ thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát cạnh nhau, tạo thành một dải màu như cầu vồng. Màu của dải này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau.
Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho nó phản xạ trên mặt ghi đĩa của một đĩa CD.
Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
Tại sao khi đặt một vật màu tím dưới ánh sáng trắng ta thấy vật có màu tím, còn đặt một vật có màu vàng dưới ánh sáng trắng ta lại thấy vật có màu vàng?
Ta biết Khi phân tích ánh sáng trắng sẽ thu được 1 dải màu gồm 7 màu "biến thiên liên tục" từ đỏ đến tím,
1 vật mang màu vàng thì khi ánh sáng trắng chiếu vào vật không hấp thụ màu Vàng (có trong ánh sáng trắng) nên ánh sáng trắng truyền đến mắt ta, ta thấy vật màu trắng. còn trường hợp màu tím tương tự
Nếu vật màu đỏ để trong môi trường ánh sáng đơn sắc khác (1 trong 7 màu) thì ta sẽ thấy vậy bị đổi màu.
a. Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng… ở ngoài trời, ta có thấy những màu gì?
b. Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu ?
c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không? Tại sao?
a. Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy đủ mọi màu.
b. Ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng…là ánh sáng trắng.
c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ một chùm sáng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau.
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự phân tích ánh sáng trắng cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính
Phân tích một chùm sáng trắng bằng phản xạ trên mặt ghi đĩa của một đĩa CD.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 53 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 53 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 53-54.1 trang 109 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.2 trang 109 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.3 trang 109 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.4 trang 109 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.5 trang 109 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.6 trang 110 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.7 trang 110 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.8 trang 110 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.9 trang 110 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.10 trang 110 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.11 trang 111 SBT Vật lý 9
Bài tập 53-54.12 trang 111 SBT Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247