Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Chương 3: Quang Học Vật lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Vật lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng

2.1.1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

  •  Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng của ánh sáng đã biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

  • Một số ứng dụng về tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt trời vào đời sống.

    • Bếp Mặt Trời

    • Bình nước nóng

    • Chưng nước biển

  • Một số tác hại của  tác dụng nhiệt của ánh sáng:

    • Hậu quả nắng nóng nhiều 

    • Cháy rừng ,Hạn hán, Băng tan

    • Động vật thiếu nước Cháy nắng Sa mạc hóa

    • Nước biển dâng, Thiếu nước ngọt

2.1.2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen

  • Các vật màu tối, bề mặt càng xù xì thì hấp thụ ánh sáng mạnh hơn các vật màu sáng.

  • Qua thí nghiệm em hãy rút ra kết luận về tác dụng của ánh sáng lên vật màu trắng và vật màu đen.

2.2. Tác dụng sinh học của ánh sáng

  • Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

  • Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng khác cần thiết cho cơ thể sinh vật.

C4: Hãy nêu ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cây cối.

  • Cây cối thường mọc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp.

C5: Nêu tác dụng của ánh sáng với con người và môi trường mà em biết ?

  • Tổng hợp vitamin D giúp phát triển hệ xương (tốt nhất vào lúc trước 9h sáng và sau 16h chiều), ...

  • Tia tử ngoại (đặc biệt giữa trưa) có thể gây mù lòa, ung thư da, ...

  • Khử khuẩn trong không khí và trong nước.

2.3. Tác dụng quang điện của ánh sáng

2.3.1. Pin mặt trời:

  • Pin mặt trời là một nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.

  • Một số dụng cụ chạy bằng pin mặt trời: 

  • Máy bỏ túi, vệ tinh nhân tạo, máy bay, ô tô, đồ chơi trẻ em…

C7: Muốn cho pin phát điện phải có điều kiện gì? Khi pin hoạt động nó có nóng lên không? Như vậy pin hoạt động được có phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng không?

  • Muốn pin hoạt động phải có ánh sáng chiếu vào nó, khi hoạt động nó không nóng lên. Như vậy pin hoạt động không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.

2.3.2. Tác dụng quang điện của ánh sáng

  • Tác dụng quang điện của ánh sáng lên pin quang điện là tác dụng quang điện.

  • Một số ứng dụng của pin Mặt trời vào đời sống, kĩ thuật: máy bay, oto, điện thoại, máy tính,....

Ghi nhớ:

  • Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng.

  • Trong các tác dụng nói trên, năng lượng của ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác.

  • Năng lượng mặt trời là năng lượng sạch và vô tận, là nguồn năng lượng trong tương lai

  • Một số ứng dụng: Sản xuất muối, sản xuất điện, phơi nông sản…

  • Tác dụng nhiệt, ví dụ: làm nóng vật

  • Tác dụng sinh học, ví dụ: giúp cây quang hợp

  • Tác dụng quang điện, sản xuất điện

 

 Bài 1.

Hãy giải thích tại sao bình chứa xăng, dầu trên các xe ôtô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như nhủ bạc, màu trắng, màu vàng,…

Hướng dẫn giải

Các bình chứa xăng dầu, các toa tàu chở dầu…phải sơn các màu sáng như nhủ bạc, màu trắng, màu vàng…để cho nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng mặt trời để giảm sự nóng lên của chúng khi phơi ngoài nắng.

Bài 2.

 Ta đã sử dụng những tác dụng nào của ánh sáng trong những công việc  sau đây ?

a. Phơi lạc ra nắng cho đỡ mốc.

b. Mở tivi hoạt động bằng cái điều khiển từ xa. Biết rằng khi bấm cái điều khiển thì nó phát ra ánh sáng hồng ngoại mà mắt ta không nhìn thấy được. Ánh sáng này tác dụng vào bộ phận thu của tivi làm cho tivi hoạt động.

c. Ở một bệnh viện, người ta dùng tia tử ngoại để diệt trùng ở các hành lang. Tia tử ngoại là một loại ánh sáng không gây ra cảm giác sáng.

Hướng dẫn giải

a. Khi phơi lạc ra ngoài nắng cho đỡ mốc, ta đã sử dụng chủ yếu là tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời.

b. Khi mở tivi họat động bằng cái điều khiển từ xa, ta đã sử dụng tác dụng quang điện của tia hồng ngoại.

c. Khi dùng tia hồng ngoại để tiệt trùng trong bệnh viện, người ta sử dụng tác dụng sinh học của ánh sáng.

4. Luyện tập Bài 56 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Các tác dụng của ánh sáng cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Ánh sáng có những tác dụng nào? Mỗi tác dụng hãy nêu 1 ví dụ minh họa?

  • So sánh các nguồn năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân với năng lượng ánh sáng Mặt Trời theo các tiêu chí : tiềm năng, tác động đến môi trường. Từ đó em hãy đề xuất về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong tương lai?

  • Nêu những ứng dụng của việc sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hiện nay vào đời sống và kĩ thuật?

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 56 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 56 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 56.1 trang 115 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.2 trang 115 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.3 trang 115 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.4 trang 115 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.5 trang 116 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.6 trang 116 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.7 trang 116 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.8 trang 116 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.9 trang 117 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.10 trang 117 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.11 trang 118 SBT Vật lý 9

Bài tập 56.12 trang 118 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 56 Chương 3 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247