a) Độ tan của một chất trong nước (S) là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
b) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất là nhiệt độ (đối với độ tan của chất khí trong nước còn phụ thuộc vào áp suất)
a) Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%) cho biết số gam chất tan chứa trong 100 gam dung dịch.
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%\)
b) Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
\({C_M} = \frac{n}{V}(mol/l)\)
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định
Ví dụ: Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 200gam dung dịch NaCl 20%.
Cách tính toán:
Khối lượng muối NaCl cần dùng là:
\({m_{NaCl}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }} = \frac{{200.20}}{{100}} = 40(gam)\)
Khối lượng nước cần dùng:
mdung dịch = mdung môi + mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch - mchất tan = 200 - 40 = 160 (gam)
Cách pha chế:
- Cân 40 gam NaCl khan cho vào cốc.
- Cân 160 gam nước cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi NaCl tan hết. Ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%.
Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206 g/ml. Khi cô cạn 165,84 ml dung dịch này người ta thu được 36 gam CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Ta có khối lượng của CuSO4 ban đầu là:
\({m_{dd}} = d.V = 1,206.165,84 = 200(gam)\)
Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là:
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% = \frac{{36}}{{200}}.100\% = 18\%\)
Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là 18%.
Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 96% (d= 1,84 g/ml) để trong đó chứa 2,45 gam H2SO4
Ta có khối lượng dung dịch là:
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \Rightarrow {m_{dd}} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }} = \frac{{2,45.100\% }}{{96\% }} = 2,552(gam)\)
Số ml dung dịch H2SO4 96% cần lấy là:
\(m = d.V \Rightarrow V = \frac{m}{d} = \frac{{2,552}}{{1,84}} = 1,387(ml)\)
Trộn 40 gam dung dịch muối ăn (1) có nồng độ 20% với 60 gam dung dịch muối ăn (2) có nồng độ 5%. Tính C% của dung dịch muối ăn (3) thu được?
Khối lượng chất tan trong dung dịch muối ăn (1) và (2) là:
\(C\%^{'} = \frac{{{m_{c{t_1}}}}}{{{m_{d{d_1}}}}}.100 \Rightarrow {m_{c{t_1}}} = \frac{{C\% .{m_{d{d_1}}}}}{{100}} = \frac{{20.40}}{{100}} = 8(gam)\)
\(C\% '' = \frac{{{m_{c{t_2}}}}}{{{m_{d{d_2}}}}}.100 \Rightarrow {m_{c{t_2}}} = \frac{{C\% .{m_{d{d_2}}}}}{{100}} = \frac{{60.5}}{{100}} = 3(gam)\)
Khối lượng chất tan trong dung dịch muối ăn (3) là:
mct3 = mct1 + mct2 = 8 + 3 = 11 (gam)
Khối lượng dung dịch muối ăn (3) là:
mdd3 = mdd1 + mdd2 = 40 + 60 = 100 (gam)
Nồng độ % của dung dịch muối ăn (3) là:
\(C\% = \frac{{{m_{ct3}}}}{{{m_{dd3}}}}.100\% = \frac{{11}}{{100}}.100\% = 11\%\)
Sau bài học cần nắm:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 44 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 44.
Bài tập 2 trang 151 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 151 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 151 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 151 SGK Hóa học 8
Bài tập 6 trang 151 SGK Hóa học 8
Bài tập 44.1 trang 60 SBT Hóa học 8
Bài tập 44.2 trang 60 SBT Hóa học 8
Bài tập 44.3 trang 60 SBT Hóa học 8
Bài tập 44.4 trang 60 SBT Hóa học 8
Bài tập 44.5 trang 61 SBT Hóa học 8
Bài tập 44.6 trang 61 SBT Hóa học 8
Bài tập 44.7 trang 61 SBT Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247