Trang chủ Công thức Các công thức Con lắc lò xo treo thẳng đứng học sinh không nên bỏ qua

Các công thức Con lắc lò xo treo thẳng đứng học sinh không nên bỏ qua

Công thức : Các công thức Con lắc lò xo treo thẳng đứng học sinh không nên bỏ qua

Các công thức con lắc lò xo treo thẳng đứng:

Gọi \(l_o\): Chiều dài tự nhiên của lò xo

      \(\Delta l\): Độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB

       \(l_b\): Chiều dài của lò xo khi vật ở VTCB

=> \(l_b = l_o + \Delta l\)

Khi vật ở VTCB:

\(F_{đh}=P\)

=> \(k \Delta l= mg\)

\(\omega = \sqrt{\dfrac{k}{m}} = \sqrt{\dfrac{g}{\Delta l}}\)

Chu kì của con lắc:

\(T = 2 \pi \sqrt{\dfrac{m}{k}} =2 \pi \sqrt{\dfrac{\Delta l}{g}} \)

Chiều dài của lò xo ở li độ x: \(l = l_b + x\)

-> Chiều dài cực đại 

( Khi vật ở vị trí thấp nhất) \(l_{max} = l_b + A\)

-> Chiều dài cực tiểu

( Khi vật ở vị trí cao nhất) \(l_{min}=l_b-A\)

     => \(A = \dfrac{l_{max}-l_{min}}{2}\)

          \(l_b = \dfrac{l_{max}+l_{min}}{2}\)

  •  Lực đàn hồi của lò xo ở li độ x:

                          \(F_{đh}= k( \Delta l + x)\)

  • Lực đàn hồi cực đại:

                            \(F_{đhmax}= k( \Delta l+A)\)

  • Lực đàn hồi cực tiểu

\(F_{đhmin}=k( \Delta l -A) \ nếu \ \Delta l >A\)

\(F_{đhmin}=0 \ nếu \ \Delta l \leq A\)

  • Lực hồi phục:

Là lực tổng hợp tác dụng lên vật ( có xu hướng đưa vật về VTCB )

Độ lớn: \(F_{hp}= | kx|\)

=> Lực hồi phục cực đại:  \(F_{hp}= | kA|\)

Lưu ý: Trong các công thức về lực mà năng lượng thì A, x , \(\Delta l\) có đơn vị là (m)

Copyright © 2021 HOCTAP247