TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ LÝ THUYẾT ÁP SUẤT
Bài viết dưới đây, cunghocvui.com sẽ tổng hợp lý thuyết áp suất: từ định nghĩa, công thức, ý nghĩa...
A. Cơ sở lý thuyết
I. Áp lực
- Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Ví dụ: Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
II. Áp suất
1. Áp suất là gì?
- Là đại lượng được tính bằng giá trị tỉ số giữa lực tác động theo hướng vuông góc lên một bề mặt với diện tích của bề mặt đó. Hay còn gọi là độ lớn của áp lực. (Lực ép có phương vuông góc mặt phẳng bị ép) trên một đơn vị diện tích bị ép.
2. Công thức tính áp suất
- Công thức: \(p = \frac{F}{S}\).
+ Đơn vị áp suất: Paxcan (Pa) (\(1 Pa = 1 N/m^2\));
+ F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N);
+ S: diện tích bị ép (\(m^2\)).
- Nguyên tắc tăng p: tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
Ví dụ: đóng đinh, mũi khoan...
- Nguyên tắc làm giảm p: giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
Ví dụ: xe ủi, bàn trượt tuyết...
Xem thêm công tính tính p chất lỏng tại đây.
- Lưu ý:
+ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
+ Đơn vị p trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan: 1 Pa = 1 \(N/m^2\). Vì Pa quá nhỏ nên trong thực tế, người ta dùng đơn vị lớn hơn là bar: 1 bar = \(10^5\) Pa.
+ Ngoài ra, người ta cũng dùng atmosphe làm đơn vị p. Atmotphe là áp suất gây bởi một cột thủy ngân cao 76 cm: 1 at = 103360 Pa.
- Để đo p, người ta có thể dùng áp kế.
4. Ý nghĩa
Là đại lượng vật lý ứng dụng và tác động rất lớn đến thực tiễn đời sống. Nghiên cứu và làm rõ định nghĩa áp suất và phân loại chúng là cách áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế lao động, sản xuất.
Trên đây là toàn bộ lý thuyết liên quan áp suất, sau khi học xong, độc giả có thể tham khảo cách giải bài tập về chủ đề này.
Copyright © 2021 HOCTAP247