Trang chủ Công thức Những nội dung định luật phản xạ ánh sáng bạn cần nhớ

Những nội dung định luật phản xạ ánh sáng bạn cần nhớ

Công thức : Những nội dung định luật phản xạ ánh sáng bạn cần nhớ

Định luật phản xạ ánh sáng không chỉ đơn giản dừng lại việc áp dụng vào lí thuyết mà còn cả trong cuộc sống thường ngày. Vậy mau Cunghocvui tìm hiểu những nội dung về kiến thức phản xạ ánh sáng là gì, cách phát biểu định luật phản xạ ánh sáng vừa dễ nhớ lại vừa chuẩn nhất, mở rộng thêm kiến thức về hiện tượng phản xạ ánh sáng và giải những bài tập liên quan ngay nhé!

Định luật phản xạ ánh sáng

I) Định luật phản xạ ánh sáng

1) Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ.

- VD: Hiện tượng phản xạ ánh sáng toàn phần

Hiện tượng phản xạ ánh sáng toàn phần

Trong đó:

  • \(SI\): Tia tới
  • \(IR\): Tia phản xạ
  • \(IN\): Pháp tuyến
  • \(\widehat{SIN}\) = \(i\): Góc tới
  • \(\widehat{NIR}\) = \(i'\): Góc phản xạ

2) Phát biểu đinh luật phản xạ ánh sáng

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc tới bằng góc phản xạ (\(i=i'\))

II) Các dạng bài tập định luật phản xạ ánh sáng

1) Dạng 1: Biết góc tới hoặc góc phản xạ, tìm góc còn lại.

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, góc tới bằng góc phản xạ (\(i=i'\))

2) Dạng 2: Cho góc tạo bởi tia tới \(SI\) (hoặc tia phản xạ \(IR\)) và mặt phẳng \(x\). Tính góc tới \(i\) hoặc góc phản xạ \(i'\).

Phương pháp giải:

Có pháp tuyến \(IN\) vuông góc với mặt phẳng \(x\)

Theo định luật phản xạ ánh sáng có  \(i=i'\)

\(\Rightarrow \) \(i = i' = 90^{0} - x\)

 

Dạng 2 định luật phản xạ ánh sáng

3) Dạng 3: Cho góc tạo bởi tia tới \(SI\) và góc phản xạ \(\widehat{SIN}\) = \(x\) (\(\widehat{SI.\widehat{SIR}} = x\)) . Tính góc tới \(i \) và góc phản xạ \(i'\)

Phương pháp giải:

Ta có: \(\widehat{SIN}\) = \(i + i'\), mà \(i=i'\) theo định luật phản xạ ánh sáng.

\(\Rightarrow\)\(i=i'=\dfrac{x}{2}\)

4) Dạng 4: Cho hai tia là tia tới \(SI\) và tia phản xạ \(IR\) tạo thành góc \(\widehat{SIN}\) cho trước. Xác định vị trí đặt gương.

Phương pháp giải:

Vẽ tia \(IN\) là tia phân giác của góc \(\widehat{SIN}\). Tiếp theo ta đặt gương vuông góc với tia \(IN\) và vẽ kí hiệu gương.

III) Luyện tập:

1) Một số giải bài tập vật lý 7 bài 4 định luật phản xạ ánh sáng

Bài tập 4.1: Trên hình 4.1 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia \(SI\) với mặt gương bằng \(30^{0}\). Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Hình 4.1

Hướng dẫn:

- Cách vẽ

+)  Vẽ tia pháp tuyến \(IN\) vuông góc với mặt phẳng gương.

+) Vẽ tia tia phản xạ \(IR\) nằm cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến sao cho \(i=i'\)

- Tính góc phản xạ \(\widehat{NIR}\)

Biết góc tạo bởi tia  \(SI\) với mặt gương bằng \(30^{0}\), góc giữa pháp tuyến \(IR\)  với mặp phẳng gường bằng \(90^{0}\) 

\(\Rightarrow \) \(\widehat{SIN} = i = i' = 60^0\)

Bài tập 4.2: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?

A. Mặt gương

B. Mặt phẳng vuông góc với tia tới và mặt phẳng gương

C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới

Hướng dẫn: Áp dụng phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

Bài tập 4.3: Hai gương phẳng \(G_1\) và \(G_2\) đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương \(G_1\) (hình 4.8) lần lượt phản xạ một lần trên gương \(G_1\) rồi trên gương \(G_2\). Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương \(G_2\) có giá trị nào sau đây?

Hình 4.3

A. \(180^0\)

B. \(60^0\)

C. \(45^0\)

D. \(90^0\)

Hướng dẫn: Dựa vào hình vẽ dưới đây

Hình 4.3'

Chọn A. \(180^0\)

2) Bài tập vận dụng ngoài

Bài tập 1: Định luật phản xạ ánh sáng là gì?

Hướng dẫn: Áp dụng phát biểu định luật phản xạ ánh sáng để trả lời câu hỏi.

Bài tập 2: Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng nội dung định luật phản xạ ánh sáng?

Bài tập 2

Hướng dẫn: Áp dụng lí thuyết định luật phản xạ ánh sáng.

Chọn B.

Trên đây là bài viết tổng hợp nội dung lý thuyết của định luật phản xạ ánh sáng cùng những bài tập vận dụng, hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt

Điều kiện phản xạ toàn phần

Công thức về định luật phản xạ ánh sáng

Bài trước

Công thức về hiện tượng phản xạ toàn phần

Bài sau

Lý thuyết và bài tập hiện tượng phản xạ toàn phần cần phải biết

Copyright © 2021 HOCTAP247