Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Hùng Vương

Đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Hùng Vương

Câu 1 : Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là

A. Tia sáng tới đi qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;     

B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;

C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;

D. Tia sáng đi song song với trục chính của thấu kính tia ló không cắt trục chính.

Câu 2 : Thấu kính có độ tụ D = -2 (dp), điều đó có nghĩa là

A. TKPK có tiêu cự f = - 50 cm.

B. TKPK có tiêu cự f = - 20 cm.

C. TKHT có tiêu cự f = + 50 cm.

D. TKHT có tiêu cự f = + 20 cm.

Câu 3 : Vật sáng thật AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của TKHT cho ảnh ngược chiều cao bằng vật. Vật AB đặt ở vị trí nào sau đây:

A. Đặt tại tiêu điểm.

B. Đặt trước tiêu điểm.  

C. Đặt cách thấu kính 3f.

D. Đặt cách thấu kính 2f.

Câu 6 : Thấu kính có thể được làm từ chất nào trong những chất sau đây?

A. Sắt  

B. Nhôm

C. Đồng. 

D. Thủy tinh

Câu 8 : Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm:

A. trên võng mạc  

B. nằm trước mắt 

C. trước võng mạc

D. sau võng mạc

Câu 10 : Khi nhìn rõ vật đặt ở vị trí cực cận thì

A. thủy tinh thể có độ tụ nhỏ nhất

B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu

C. thủy tinh thể có tiêu cự lớn nhất

D.  thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất

Câu 14 : Từ thông qua mạch điện kín, phẳng đặt trong một từ trường đều không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. Diện tích S giới hạn bởi mạch điện.

B. Cách chọn vectơ pháp tuyến của mặt phẳng mạch điện.

C. Vị trí của mạch điện.

D. Hình dạng của mạch điện.

Câu 15 : Chọn phát biểu đúng về từ trường.

A. Từ trường sinh ra dòng điện.

B. Từ trường có cảm ứng từ lớn sinh ra dòng điện.

C. Từ trường biến đổi sinh ra dòng điện.

D. Từ trường luôn luôn sinh ra dòng điện.

Câu 16 : Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Đây là nội dung của định luật nào?

A. Định luật Len-xơ.

B. Định luật Jun – Len-xơ.

C. Định luật cảm ứng điện từ.  

D. Định luật Fa-ra-đây.

Câu 17 : Chọn phát biểu đúng về suất điện động.

A. Suất điện động cảm ứng là trường hợp đặc biệt của suất điện động tự cảm.

B. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung dây khi cho khung dây quay đều trong từ trường.

C. Suất điện động cảm ứng xuất hiện khi dòng điện qua mạch điện biến đổi gọi là suất điện động tự cảm.

D. Suất điện động tự cảm chỉ xuất hiện khi ta đóng mạch điện.

Câu 18 : Chọn phát biểu đúng về từ thông qua diện tích S.

A. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S.

B. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức.

C. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt song song với đường sức.

D. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S hợp với cảm ứng từ B một góc α với 0<α<900

Câu 21 : Đơn vị độ tự cảm là H (Henri), với 1 H bằng:

A.  1 V/A.

B. 1 V.A.

C. 1 J.A2

D. 1 J/A2.

Câu 23 : Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung khi:

A. Khung chuyển động thẳng đều theo phương vuông góc với đường sức từ.

B. Khung chuyển động thẳng đều theo phương song song với đường sức từ.

C. Khung quay đều quanh một trục có phương của đường sức từ.

D. Khung quay đều quanh một trục có phương vuông góc với đường sức từ.

Câu 25 : Có một dòng điện I chạy qua ống dây dẫn. Năng lượng từ trường của ống dây không phụ thuộc vào

A. điện trở của ống dây.

B. có lõi sắt hoặc không có lõi sắt trong ống dây.

C. giá trị của dòng điện I.

D. số vòng trong ống dây.

Câu 27 : Chọn phát biểu đúng. Dòng điện Fu-cô chỉ xuất hiện trong

A. các chất dẫn điện.

B. các cuộn dây.

C. các vật liệu sắt từ.

D. các chất điện môi.

Câu 28 : Ta có thể dùng bàn tay phải để xác định các cực của thanh dẫn chuyển động trong từ trường, được coi như một nguồn điện như sau:Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của thanh thì

A. chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.

B. chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.

C. chiều từ cổ tay đến các ngón tay vuông góc với chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.

D. chiều từ các ngón tay đến cổ tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.

Câu 33 : Tính từ thông qua mỗi vòng dây của ống dây trên.

A. 5.10−5Wb

B. 4.10−5Wb

C. 3.10−5Wb

D. 2.10−5Wb

Câu 34 : Tính năng lượng từ trường của ống dây trên.

A. 0,04J

B. 0,05J

C. 0,06J

D. 0,07J

Câu 37 : Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kì có tiêu cự f = -12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12cm thì ta thu được

A. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.

B. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.

C. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm.

D. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm.

Câu 39 : Chọn phát biểu đúng. Khi đặt vật ở vị trí cực cận thì

A.  thể thủy tinh có độ tụ nhỏ nhất.

B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu.

C. khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể tới màng lưới là ngắn nhất.

D. thể thủy tinh có độ tụ lớn nhất.

Câu 40 : Mắt được đặt sau kính lúp có tiêu cự f một khoảng l. Để số bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí của vật (không phụ thuộc vào cách ngắm chừng) thì l bằng

A. khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt (l = Đ).

B. khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn (l = OCV).

C. tiêu cự của kính (l = f).

D. 20 cm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247