Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Cao Lãnh

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Cao Lãnh

Câu 1 : Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x=Ac\text{os}(\omega t)\) . Gia tốc của vật tại thời điểm t có biểu thức:

A. \(a=A\omega c\text{os}(\omega t+\pi )\) 

B. \(a=A{{\omega }^{2}}c\text{os}(\omega t+\pi )\)

C. \(a=A\omega \sin \omega t\)  

D. \(a=-A{{\omega }^{2}}\sin \omega t\)

Câu 2 : Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\) 

B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\) 

C. \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\) 

D. \(T=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\) 

Câu 3 : Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là

A. hai bước sóng.  

B. một bước sóng.

C. nửa bước sóng. 

D. một phần tư bước sóng.

Câu 4 : Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

B. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

C. có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.

D. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

Câu 5 : Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số

A. sóng điện từ giảm, còn sóng âm tăng. 

B. cả hai sóng đều không đổi.

C. sóng điện từ tăng, còn sóng âm giảm.

D. cả hai sóng đều giảm.

Câu 6 : Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ nào ?

A. Quang phổ vạch phát xạ.   

B. Quang phổ liên tục.

C. Quang phổ vạch hấp thụ. 

D. Cả ba loại quang phổ trên.

Câu 7 : Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây ?

A. Quang điện. 

B. Thắp sáng.       

C. Kích thích sự phát quang.  

D. Sinh lí.

Câu 8 : Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo ?

A. \({}_{92}^{238}U+{}_{0}^{1}n\to {}_{92}^{239}U\) 

B. \({}_{92}^{238}U\to {}_{2}^{4}He+{}_{90}^{234}Th\)

C. \({}_{2}^{4}He+{}_{7}^{14}N\to {}_{8}^{17}O+{}_{1}^{1}H\)  

D. \({}_{13}^{27}Al+\alpha \to {}_{15}^{30}P+{}_{0}^{1}n\)

Câu 9 : Độ hụt khối của hạt nhân có biểu thức:

A. \(\Delta m=(A-Z){{m}_{n}}-Z{{m}_{p}}\)   

B. \(\Delta m={{m}_{X}}-(A-Z){{m}_{n}}-Z{{m}_{p}}\)

C. \(\Delta m=\left( (A-Z){{m}_{n}}+Z{{m}_{p}} \right)-{{m}_{X}}\) 

D. \(\Delta m=Z{{m}_{p}}-(A-Z){{m}_{n}}\)

Câu 10 : Công thức xác định cường độ điện trường gây bởi điện tích Q<0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là

A. \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{r}\)

B. \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\) 

C. \(E={{9.10}^{9}}\frac{Q}{r}\) 

D. \(E={{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)

Câu 11 : Lực nào sau đây không phải lực từ?

A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng; 

B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam;

C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện;

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.

Câu 16 : Các hạt nhân đơteri triti heli có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là

A. \({}_{1}^{2}H\), \({}_{1}^{3}H\), \({}_{2}^{4}He\) 

B. \({}_{1}^{2}H\), \({}_{2}^{4}He\), \({}_{1}^{3}H\)

C.  \({}_{1}^{3}H\), \({}_{2}^{4}He\), \({}_{1}^{2}H\)

D. \({}_{2}^{4}He\), \({}_{1}^{3}H\), \({}_{1}^{2}H\)

Câu 35 : Cho phản ứng hạt nhân \({}_{Z}^{A}X+p\to {}_{52}^{138}+3n+7{{\beta }^{+}}\). A và Z có giá trị

A. A = 142; Z = 56. 

B. A = 140; Z = 58. 

C. A = 133; Z = 58. 

D. A = 138; Z = 58.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247