Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề ôn tập hè môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Lê Quang Sung

Đề ôn tập hè môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Lê Quang Sung

Câu 1 : Trong chuyển động tròn đều vecto vận tốc dài sẽ có

A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.

B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo.

Câu 3 : Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h.

B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h.

C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h.

D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h.

Câu 5 : Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là

A. x = t² + 4t – 10 

B. x = –0,5t – 4.

C. x = 5t² – 20t + 5

D. x = 10 + 2t + t²

Câu 7 : Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi:

A. không có lực tác dụng.

B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.

C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.

D. bỏ qua lực cản của không khí.

Câu 9 : Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.

B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.

C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.

D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 11 : Hai lực cân bằng là hai lực

A. có cùng độ lớn.

B. cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn.

C. đặt vào một vật, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.

D. trực đối.

Câu 12 : Chọn câu trả lời sai: Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là

A. hợp lực của ba lực phải bằng không

B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

C. ba lực phải đồng phẳng và đồng quy và có hợp lực bằng không

D. ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng

Câu 13 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lực thành hai lực song song?

A. Chỉ có duy nhất một các phân tích một lực thành hai lực song song.

B. Có vô số cách phân tích một lực thành hi lực song song.

C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song sing nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.

Câu 14 : Gọi \(\overrightarrow F \) là lực tác dụng lên vật rắn có trục quay O, d là cánh tay đòn của lực đối với trục quay O. Mômen của lực là:

A. \(M = F.d\)

B. \(M = \overrightarrow F .d\)

C. \(M = \frac{F}{d}\) 

D. \(M = \frac{{\overrightarrow F }}{d}\)

Câu 15 : Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

A. Hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.

B. Momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.

C. Tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

D. Giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

Câu 16 : Một ngẫu lực F tác dụng vào một thanh cứng như hình vẽ. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là: 

A. \(\left( {F'x - F.d} \right)\)

B. \(\left( {F'.d - F.x} \right)\)

C. \(\left( {F.x + F'd} \right)\)

D. \(F.d\)

Câu 17 : Chọn câu đúng về cân bằng lực.

A. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực.

B. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật.

C. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó.

D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật.

Câu 18 : Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

A. tốc độ góc của vật

B. khối lượng của vật

C. hình dạng và kích thước của vật

D. vị trí của trục quay

Câu 20 : Phát biểu nào sau đây không đúng về động lượng:

A. Động lượng là đại lượng véctơ.

B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.

C. Động lượng là đại lượng vô hướng.

D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.

Câu 22 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .

B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.

D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

Câu 23 : Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động bằng phản lực:

A. Chuyển động của tên lửa

B. Chuyển động của con mực

C. Chuyển động của khinh khí cầu

D. Chuyển động giật của súng khi bắn

Câu 27 : Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí:

A. xích lại gần nhau hơn.

B. có tốc độ trung bình lớn hơn.

C. nở ra lớn hơn.

D. liên kết lại với nhau.

Câu 28 : Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?

A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.

B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.

C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.

D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.

Câu 29 : Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol.

B. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.

C. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.

D. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ.

Câu 30 : Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?

A. Nhiệt độ khí giảm.

B. Áp suất khí giảm.

C. Áp suất khí tăng.

D. Khối lượng khí tăng.

Câu 31 : Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình?

A. \(\frac{p}{T} = const\)

B. \(\frac{p}{V} = const\)

C. \(\frac{V}{T} = const\)

D. \({p_1}{V_1} = {p_3}{V_3}\)

Câu 33 : Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:

A. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt

B. Định luật Sác-lơ

C. Định luật Gay Luy-xác

D. Cả ba định luật trên

Câu 36 : Tìm phát biểu sai khi nói về nội năng của vật

A. số đo thể hiện nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng

B. nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

C. nội năng là tổng động năng và thế năng của vật

D. nội năng có đơn vị là jun (J)

Câu 37 : Một khối khí thực hiện công và có nội năng tăng. Chọn phát biểu đúng

A. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ tăng

B. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng

C. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ giảm

D. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng

Câu 38 : Trong quá trình biến đổi đẳng tích, nếu nội năng của hệ giảm thì hệ

A. nhận công và nhận nhiệt

B. nhận nhiệt và thực hiện công

C. nhận nhiệt và nhận công

D. truyền nhiệt, không thực hiện công

Câu 39 : Người ta thực hiện công 100J lên một khối khí, thấy nội năng của khối khí giảm 40J. Khối khí đã

A. nhận một nhiệt lượng là 60 J

B. nhận một nhiệt lượng là 140 J

C. tỏa một nhiệt lượng là 60 J

D. tỏa một nhiệt lượng là 140 J

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247