Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề ôn tập hè môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm

Đề ôn tập hè môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm

Câu 1 : Công thức định luật Ôm cho toàn mạch là:

A. \({U_{AB}} = \xi  - rI\)

B. \(U = IR\)

C. \(I = \dfrac{\xi }{{R + r}}\)

D. \(\xi  = RI + rI\)

Câu 2 : Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với

A. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.

C. hiệu điện thế hai đầu mạch.

D. cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 4 : Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích \(Q = {5.10^{ - 9}}\left( C \right)\), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng \(10\left( {cm} \right)\) có độ lớn là:

A. \(E = 0,225\left( {V/m} \right)\)

B. \(E = 4500\left( {V/m} \right)\)

C. \(0,450\left( {V/m} \right)\)

D. \(E = 2250\left( {V/m} \right)\)

Câu 6 : Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. Dòng ion dương dịch chuyển thoe chiều điện trường.

B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Câu 10 : Hai điện tích \({q_1}\) và \({q_2}\) đẩy nhau, phát biểu nào là chính xác nhất?

A. \({q_1} < 0;{q_2} > 0.\)

B. \({q_1} > 0;{q_2} < 0.\)

C. \({q_1}{q_2} > 0.\)

D. \({q_1}{q_2} < 0\)

Câu 11 : Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:

A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.

B. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.

C. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

D. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

Câu 13 : Cho một điện tích điểm \( - Q\); điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. phụ thuộc độ lớn của nó.

B. hướng về phía nó.

C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

D. hướng ra xa nó.

Câu 16 : Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. cường độ của điện trường.

B. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.

C. hình dạng của đường đi.

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Câu 17 : Hiện tượng điện phân không được ứng dụng trong việc:

A. hàn kim loại 

B. mạ điện

C. đúc điện     

D. luyện kim

Câu 18 : Điều kiện để có dòng điện là

A. có điện tích tự do.

B. có nguồn điện.

C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.

D. có hiệu điện thế.

Câu 19 : Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B.

A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.

B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.

C. Cả A và B là điện tích âm.

D. Cả A và B là điện tích dương.

Câu 20 : Dòng điện được định nghĩa là

A. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.

B. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. dòng chuyển động của các điện tích.

D. là dòng chuyển dời có hướng của electron.

Câu 21 : Qua TKHT nếu vật thật cho ảnh ảo thì ảnh:

A. Nằm trước kính và lớn hơn vật

B. Nằm sau kính và lớn hơn vật

C. Nằm trước kính và nhỏ hơn vật

D. Nằm sau kính và nhỏ hơn vật

Câu 22 : Thủy tinh thể có đặc điểm nào sau đây?

A. Thấu kính hai mặt lồi,trong suốt

B. Thấu kính hai mặt lõm, trong suốt

C. Thấu kính một mặt lồi, không trong suốt

D. Thấu kính hai mặt lồi, không trong suốt

Câu 23 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 5dp và cách thấu kính một đoạn 30cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

A. ảnh thật, nằm sau thấu kính và cách thấu kính một đoạn 60 cm

B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 60 cm

C. ảnh thật, nằm sau thấu kính và cách thấu kính một đoạn 20 cm

D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 20 cm.

Câu 25 : Đơn vị của từ thông là:

A. Tesla (T)

B. Ampe (A)

C. Vebe (Wb)

D. Vôn (V)

Câu 26 : Hiện tượng tự cảm là hện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi:

A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch

B. sự chuyển động của nam châm với mạch

C. sự chuyển động của mạch với nam châm 

D. sự biến thiên từ trường Trái Đất

Câu 27 : Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là:

A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ hai tiếp giáp với môi trường chứa tia tới

B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến

C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0

D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 29 : Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:

A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sáng môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sáng môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.

Câu 30 : Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là:

A. những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. những đường cong cách đều nhau.

C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

Câu 32 : Phát biểu nào sau đây là không đúng về lực từ:

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.

Câu 33 : Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R (m) đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I (A). Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính bằng công thức:

A. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

B. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

C. \(B = \frac{2}{\pi }{.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

D. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\)

Câu 34 : Chọn câu đúng. Lực Lorenxo là:

A. lực Trái Đất tác dụng lên vật

B. lực điện tác dụng lên điện tích

C. lực từ tác dụng lên dòng điện

D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

Câu 35 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính?

A. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một tam giác.

B. Hai mặt bên của lăng kính luôn đối xứng với  nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang.

C. Tất cả các lăng kính chỉ sử dụng hai mặt bên cho ánh sáng truyền qua.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 36 : Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi:

A. hai mặt cầu lồi

B. hai mặt phẳng

C. hai mặt cầu lõm 

D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng

Câu 37 : Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kì có tiêu cự f = -12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12cm thì ta thu được

A. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.

B. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.

C. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm.

D. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247