Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 1) !!

1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 1) !!

Câu 2 : Một vật nhỏ dao động điều hòa có phương trình x=6 cos ( ωt+π2) cm

A. 0,25π rad.

B. πrad.

C. 1,5π rad.

D. 0,5π rad.

Câu 6 : Tại một nơi trên mặt đất, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn

A. không thay đổi khi khối lượng của vật nặng thay đổi.

B. không đổi khi chiều dài dây treo con lắc thay đổi.

C. tăng khi chiều dài dây treo con lắc giảm.

D. tăng khi khối lượng vật nặng của con lắc tăng.

Câu 9 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động tắt dần:

A. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

B. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

D. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

Câu 16 : Hai vị trí của một vật nhỏ dao động điều hòa đối xứng nhau qua vị trí cân bằng thì

A. lực kéo về như nhau.

B. gia tốc như nhau.

C. vận tốc như nhau.

D. tốc độ như nhau.

Câu 18 : Trong một dao động cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có giá trị không thay đổi:

A. Gia tốc và li độ.

B. Biên độ và li độ.

C. Biên độ và tần số.

D. Gia tốc và tần số.

Câu 22 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và vận tốc của một vật dao động điều hòa có dạng:

A. đường hyperbol.

B. đường thẳng.

C. đường elip.

D. đường parabol.

Câu 28 : Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời biến đổi

A. cùng pha với li độ

B. ngược pha với li độ

C. lệch pha  so với li độ

D. lệch pha  so với li độ

Câu 35 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x=A sin 2ωt  thì phương trình vận tốc của vật là:

A. v=-ωA cos ωt

B. v=ωA sin ωt

C.v=-2ωA sin 2ωt

D.v=2ωA cos 2ωt

Câu 56 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A. Đại lượng vật lí nào sau đây không phụ thuộc vào biên độ A?

A. Cơ năng.

B. Gia tốc cực đại.

C. Chu kì dao động.

D. Độ lớn cực đại của lực kéo về.

Câu 57 : Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Gia tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. Pha dao động biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

D. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 59 : Trong dao động điều hòa, độ lớn gia tốc của vật:

A. tăng khi độ lớn vận tốc tăng.

B. không thay đổi.

C. bằng 0 khi vận tốc bằng 0.

D. giảm khi độ lớn vận tốc tăng.

Câu 61 : Những đại lượng đồng thời cực đại trong quá trình một vật dao động điều hòa dao động là?

A. li độ và gia tốc.

B. li độ và vận tốc.

C. tốc độ và động năng.

D. gia tốc và động năng.

Câu 63 : Trong một thang máy đứng yên có treo một con lắc lò xo. Con lắc gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nếu tại thời điểm t, con lắc:

A. Ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.

B. Ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.

C. Qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ không thay đổi.

D. Qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ tăng lên.

Câu 69 : Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hòa là v=V cos(ωt + π2)  cm/s, (V < 0). Gốc thời gian được chọn vào lúc vật:

A. qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

B. qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

C. ở biên dương.

D. ở biên âm.

Câu 73 : Kết luận nào sau đây đúng về dao động điều hòa?

A. Pha của dao động biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc đạt giá trị cực đại.

C. Lực kéo về biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ.

D. Vật đổi chiều chuyển động khi lực kéo về đổi chiều tác dụng.

Câu 76 : Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo luôn không đổi. Nếu chỉ thay đổi khối lượng của quả nặng thì tần số dao động của con lắc sẽ:

A. tăng lên rồi sau đó giảm.

B. luôn không đổi.

C. giảm khi khối lượng tăng.

D. tăng khi khối lượng tăng.

Câu 77 : Khi gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại thì:

A. thế năng đạt cực đại.

B. pha dao động cực đại.

C. vận tốc cực đại.

D. li độ đạt cực đại.

Câu 78 : Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ có:

A. tần số bằng tần số của hai dao động thành phần.

B. pha ban đầu bằng tổng pha ban đầu của hai dao động thành phần.

C. pha ban đầu bằng độ lệch pha của hai dao động thành phần.

D. biên độ bằng biên độ của một dao động thành phần.

Câu 79 : Kích thích cho vật nặng của con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo với biên độ A. Đại lượng không phụ thuộc vào A là:

A. độ lớn cực đại của lực kéo về.

B. cơ năng của con lắc.

C. độ lớn cực đại của lực đàn hồi.

D. tần số dao động của con lắc.

Câu 87 : Biên độ tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số không phụ thuộc vào:

A. độ lệch pha giữa hai dao động thành phần.

B. pha ban đầu của hai dao động thành phần.

C. biên độ của hai dao động thành phần.

D. tần số của hai dao động thành phần.

Câu 88 : Khi một vật dao động cưỡng bức thì

A. tần số bằng tần số của ngoại lực.

B. biên độ không phụ thuộc vào tần số ngoại lực.

C. biên độ bằng biên độ của ngoại lực.

D. tần số bằng tần số riêng của nó.

Câu 90 : Dao động của con lắc đơn treo trong một con tàu đang neo đậu trên mặt biển có sóng là:

A. dao động duy trì.

B. dao động cưỡng bức.

C. dao động tự do.

Câu 92 : Khi một chất điểm dao động điều hòa tới vị trí cân bằng thì:

A. gia tốc đạt cực đại.

B. thế năng đạt cực đại.

C. động năng đạt cực đại.

D. vận tốc đạt cực đại.

Câu 102 : Sự cộng hưởng xảy ra khi:

A. biên độ dao động vật tăng lên do có ngoại lực tác dụng

B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. lực cản của môi trường rất nhỏ.

D. biên độ dao động cưỡng bức bằng biên độ dao động của hệ

Câu 103 : Một vật dao động điều hòa có đồ thị vận tốc như hình vẽ. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Li độ tại ΑΒ giống nhau

B. Vận tốc tại C cùng hướng với lực hồi phục.

C. Tại D vật có li độ cực đại âm.

D. Tại D vật có li độ bằng 0.

Câu 104 : Biên độ dao động khi có sự cộng hưởng cơ phụ thuộc vào:

Α. tần số ngoại lực tác dụng vào vật.

B. cường độ ngoại lực tác dụng vào vật.

C. tần số riêng của hệ dao động.

D. lực cản của môi trường

Câu 106 : Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc đơn. Nhận định nào sau đây sai?

A. Khi quả nặng ở điểm giới hạn, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật

B. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn lớn hơn trọng lượng vật

C. Chu kỳ dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó

D. Khi góc hợp bởi phương dây treo còn lắc và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng sẽ tăng

Câu 111 : Một con lắc lò xo treo theo phương thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Khi vật ở vị trí lò xo dãn 2 cm thì động năng bằng ba lần thế năng. Khi lò xo dãn 6 cm thì

Α. vận tốc bằng 0.

Β. động năng bằng ba lần thế năng.

C. động năng bằng thế năng.

D. động năng cực đại.

Câu 125 : Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi

A. biên độ của ngoại lực.

B. tần số của ngoại lực.

C. pha ban đầu của ngoại lực.

D. lực ma sát của môi trường.

Câu 127 : Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?

A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

B. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.

Câu 132 : Giảm xóc của ôtô là một bộ phận ứng dụng tính chất của

A. dao động tắt dần.

B. dao động điều hòa.

C. dao động cưỡng bức.

D. dao động duy trì.

Câu 136 : Li độ góc của con lắc đơn dao động điều hòa có dạng α = α0cos2πft rad (f > 0).  Đại lượng α0 được gọi là

A. chu kì của dao động.

B. tần số của dao động.

C. biên độ góc của dao động.

D. pha ban đầu của dao động.

Câu 137 : Trong dao động điều hòa, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Gia tốc biến thiên điều hòa ngược pha so với li độ.

B. Gia tốc biến thiên điều hòa ngược pha so với vận tốc.

C. Vận tốc biến thiên điều hòa cùng pha so với li độ.

D. Vận tốc biến thiên điều hòa ngược pha so với li độ.

Câu 138 : Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

D. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu 142 : Vectơ gia tốc dao động của một vật dao động điều hòa luôn

A. hướng về vị trí cân bằng.

B. cùng hướng chuyển động.

C. hướng ra xa vị trí cân bằng.

D. ngược hướng chuyển động.

Câu 147 : Tìm phát biểu sai khi nói về cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. Cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng của nó ở một thời điểm bất kì.

B. Cơ năng của vật bằng thế năng của nó tại điểm biên.

C. Cơ năng của vật bằng động năng của nó ngay khi qua vị trí cân bằng.

D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn với tần số bằng 2 lần tần số của dao động điều hòa.

Câu 148 : Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang, đường biểu diễn lực đàn hồi của lò xo theo thời gian là:

A. một đường sin.

B. một đường thẳng.

C. một đường elip.

D. một đường tròn.

Câu 155 : Bộ phận giảm xóc trong oto là ứng dụng của

A. dao động cưỡng bức.

B. dao động duy trì.

C. dao động tự do.

D. dao động tắt dần.

Câu 156 : Trong dao động điều hòa, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến thiên điều hòa theo thời gian và có:

A. cùng biên độ.

B. cùng tần số góc.

C. cùng pha.

D. cùng pha ban đầu.

Câu 157 : Trong dao động điều hòa, ở thời điểm mà tích giữa li độ và vận tốc của vật thỏa mãn điều kiện: xv < 0 thì vật đang:

A. chuyển động nhanh dần đều.

B. chuyển động chậm dần đều.

C. chuyển động nhanh dần.

D. chuyển động chậm dần.

Câu 158 : Véc tơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn

A. hướng ra xa vị trí cân bằng.

B. cùng hướng chuyển động.

C. hướng về vị trí cân bằng.

D. ngược hướng chuyển động.

Câu 165 : Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

Câu 170 : Một vật thực hiện được 50 dao động trong 4 giây. Chu kỳ 

A. 12,5 s.

B. 0,08 s.

C. 1,25 s.

D. 0,8 s.

Câu 171 : Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi?

A. cùng pha so với li độ.

B. lệch pha 0,25π so với li độ.

C. lệch pha 0,5π so với li độ.

D. ngược pha so với li độ.

Câu 175 : Khi cho chiều dài của một con lắc đơn tăng lên 4 lần thì chu kì dao động nhỏ của con lắc

A. Tăng lên 4 lần.

B. Tăng lên 2 lần.

C. giảm đi 2 lần.

D. giảm đi 4 lần.

Câu 179 : Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi:

A. Li độ bằng không.

B. Pha dao động cực đại.

C. Gia tốc có độ lớn cực đại.

D. Li độ có độ lớn cực đại.

Câu 191 : Bộ phận giảm xóc trong oto là ứng dụng của:

A. dao động cưỡng bức.

B. dao động duy trì.

C. dao động tự do.

D. dao động tắt dần.

Câu 200 : Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 205 : Cho vật dao động điều hòa. Vận tốc đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí:

A. biên.

B. cân bằng.

C. cân bằng theo chiều dương.

D. cân bằng theo chiều âm.

Câu 207 : Đồ thị quan hệ giữa ly độ và gia tốc là:

A. đoạn thẳng qua gốc tọa độ.

B. đường hình sin.

C. đường elip.

D. đường thẳng qua gốc tọa độ.

Câu 208 : Một vật dao động điều hoà theo phương trình x=2cos(4πt+π3) cm. Chu kỳ và tần số dao động của vật là

A. T = 2 s và f = 0,5 Hz.

B. T = 0,5 s và f = 2 Hz

C. T = 0,25 s và f = 4 Hz.

D. T = 4 s và f = 0,5 Hz.

Câu 217 : Phương trình dao động của một vật có dạng x=Acos(ωt + π2) cm. Gốc thời gian đã chọn được lúc nào?

A. Lúc chất điểm ở vị trí biên dương.

B. Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

C. Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

D. Lúc chất điểm ở vị trí biên âm.

Câu 218 : Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi điều hòa

A. Cùng pha li độ.

B. Ngược pha li độ.

C. Sớm pha 0,5π so với li độ

D. Trễ pha 0,5π so với li độ.

Câu 219 : Năng lượng của một vật dao động điều hòa:

A. Tăng 2 lần khi biên độ A tăng 2 lần.

B. Tăng 8 lần khi khối lượng quả nặng tăng 2 lần và biên độ A tăng 2 lần.

C. Tăng 1,5 lần khi biên độ A tăng 3 lần và tần số dao động giảm 2 lần.

D. Giảm 2,25 lần khi tần số dao động tăng 3 lần và biên độ A giảm 2 lần.

Câu 221 : Một vật dao động điều hòa, khi qua vị trí cân bằng có:

A. Vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

B. Tốc độ cực đại và gia tốc bằng không.

C. Vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

D. Vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.

Câu 224 : Cơ năng của một con lắc lò xo tỷ lệ thuận với

A. Li độ.

B. Khối lượng.

C. Bình phương biên độ.

D. Khối lượng và bình phương biên độ

Câu 226 : Điều nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo?

A. Động năng của vật tăng bao nhiêu thì thế năng lò xo giảm bấy nhiêu và ngược lại.

B. Khi đi từ vị trí cân bằng đến biên, giá trị gia tốc giảm dần theo thời gian.

C. Khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng, vecto vận tốc và gia tốc cùng hướng.

D. Gia tốc của vật biến thiên điều hòa theo quy luật dạng sin hoặc cosin theo thời gian.

Câu 228 : Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình x1=A1cos(ωt+φ1) và x2=A2cos(ωt+φ2) . Biên độ dao động tổng hợp có giá trị nhỏ nhất khi?

A. Hai dao động ngược pha.

B. Hai dao động cùng pha.1200.

C. Hai dao động vuông pha.

D. Hai dao động lệch pha 

Câu 229 : Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào:

A. Vĩ độ địa lý.

B. Khối lượng quả nặng.

C. Nhiệt độ môi trường đặt con lắc

D. Chiều dài dây treo.

Câu 233 : Xét dao động tổng hợp của hai dao động thành phần cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp sẽ không thay đổi khi chỉ thay đổi

A. Tần số dao động chung của hai dao động thành phần, các đại lượng khác giữ nguyên.

B. Biên độ của dao động thành phần thứ nhất, các đại lượng khác giữ nguyên.

C. Pha ban đầu của dao động thành phần thứ hai, các đại lượng khác giữ nguyên.

D. Độ lệch pha giữa hai dao động thành phần, các đại lượng khác giữ nguyên.

Câu 236 : Gọi T là chu kì dao động của một vật dao động tuần hoàn. Tại thời điểm t và tại thời điểm (t + nT) với n nguyên thì vật:

A. chỉ có vận tốc bằng nhau.

B. chỉ có gia tốc bằng nhau.

C. chỉ có li độ bằng nhau.

D. có mọi tính chất (v, a, x) đều giống nhau.

Câu 237 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động trên phương ngang của con lắc lò xo khối lượng m, độ cứng k?

A. chu kì dao động phụ thuộc vào k, A.

B. lực đàn hồi luôn bằng lực hồi phục.

C. chu kì dao động phụ thuộc vào k, m.

D. chu kì dao động không phụ thuộc vào biên độ A.

Câu 238 : Chọn phát biểu đúng khi nói về năng lượng của vật dao động điều hòa

A. khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng.

B. khi động năng của vật tăng thì thế năng tăng.

C. khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng thì động năng của vật bằng không.

D. khi vật chuyển động từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì động năng của vật giảm.

Câu 239 : Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã

A. làm mất lực cản của môi trường đối với chuyển động đó.

B. tác dụng vào ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian.

C. kích thích lại dao động sau khi dao động đã bị tắt hẳn

D. cung cấp cho vật một năng lượng đúng bằng năng lượng vật mất đi sau mỗi chu kì.

Câu 246 : Vecto quay biểu diễn dao động điều hòa x=4,5cos(4πt+π8)  (trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây) có:

A. tốc độ góc 4 rad/s.

B. chiều dài 4,5 cm.

C. chiều dài 9 cm.

D. tần số 4π Hz.

Câu 250 : Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa của một vật

A. lực kéo về luôn biến thiên điều hòa có cùng tần số với li độ.

B. hai vecto vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa ngược chiều khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng.

C. lực kéo về luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. khi vật đi qua vị trí cân bằng, lực kéo bằng không và lúc đó tốc độc của vật cực đại.

Câu 251 : Một người xách một xô nước đi trên đường. Quan sát nước trong xô, thầy có những lúc nước trong xô sóng mạnh nhất, thâm chí đổ ra ngoài. Điều giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì nước trong xô bị dao động mạnh do hiện tượng dao động duy trì.

B. Vì nước trong xô bị dao động mạnh do hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

C. Vì nước trong xô bị dao động mạnh do dao động cưỡng bức.

D. Vì nước trong xô bị dao động mạnh do dao động tuần hoàn.

Câu 252 : Chọn phát biểu đúng khi nói về vật dao động điều hòa

A. vận tốc và li độ cùng pha với nhau.

B. vận tốc và li độ luôn ngược pha nhau.

C. li độ và gia tốc ngược pha nhau.

D. vận tốc và gia tốc ngược pha nhau.

Câu 255 : Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

Câu 268 : Một vật dao động điều hòa phải mất 0,025 s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng có vận tốc bằng không, hai điểm ấy cách nhau 10 cm. Chọn đáp án đúng.

A. chu kì dao động là 0,025 s.

B. tần số dao động là 10 Hz.

C. biên độ dao động là 10 cm.

D. vận tốc cực đại của vật là 2πm/s.

Câu 269 : Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc có độ lớn tỉ lệ thuận với:

A. độ lớn vận tốc của vật.

B. độ lớn li độ của vật.

C. biên độ dao động của con lắc.

D. chiều dài lò xo của con lắc.

Câu 273 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi:

A. lò xo không biến dạng.

B. vật có vận tốc cực đại.

C. vật đi qua vị trí cân bằng.

D. lò xo có chiều dài cực đại.

Câu 274 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì:

A. động năng của chất điểm giảm.

B. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm.

C. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.

D. độ lớn li độ của chất điểm tăng.

Câu 275 : Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây sai

A. Vecto vận tốc và vecto gia tốc của vật luôn ngược chiều nhau.

B. Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần.

C. Lực kéo về luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.

Câu 276 : Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

B. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

D. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

Câu 277 : Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. khác tần số và cùng pha với li độ.

B. cùng tần số và cùng pha với li độ.

C. cùng tần số và ngược pha với li độ.

D. khác tần số và ngược pha với li độ.

Câu 278 : Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lưc cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

C. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 294 : Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Gia tốc của vật nhỏ của con lắc có độ lớn tỉ lệ thuận với:

A. độ lớn vận tốc của vật.

B. độ lớn li độ của vật.

C. biên độ dao động của con lắc.

D. chiều dài lò xo của con lắc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247