Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề ôn tập HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Đề ôn tập HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Câu 1 : Bên trong nguồn điện 

A. các điện tích dương chuyển động ngược chiều điện trường. 

B. các điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường.

C. chỉ duy nhất điện tích âm chuyển động. 

D. các điện tích âm và dương đều chuyển động cùng chiều điện trường.

Câu 2 : Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi 

A. điện trở mạch ngoài nhỏ không đáng kể. 

B. sử dụng các dây dẫn ngắn để nối các linh kiện điện trong mạch điện.

C. không mắc cầu chì cho mạch điện. 

D. mạch điện sử dụng nguồn điện có năng lượng thấp.

Câu 3 : Định luật Len-xơ dùng để xác định 

A. độ lớn của suất điện động cảm ứng.          

B. nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn.

C. độ lớn của dòng điện cảm ứng.                   

D. chiều của dòng điện cảm ứng.

Câu 4 : Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đo bằng 

A. công của lực lạ tác dung lên điện tích dương q. 

B. thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và thời gian thực hiện công ấy.

C. thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó. 

D. thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.

Câu 6 : Phát biểu nào sai? Nguồn điện có tác dụng. 

A. tạo ra các điện tích mới. 

B. làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường trong nó.

C. tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó. 

D. làm các điện tích âm dịch chuyển cùng chiều điện trường trong nó.

Câu 7 : Một mạch kín gồm nguồn có suất điện động ξ, điện trở trong r, mạch ngoài gồm hai điện trở Rvà R2 mắc nối tiếp. Khi đó dòng điện I trong mạch được xác định bằng biểu thức:

A. \(I = \frac{\xi }{{r + {R_1} + {R_2}}}\)

B. \(I = \frac{\xi }{{r + {R_1} - {R_2}}}\)

C. \(I = \frac{\xi }{{r - {R_1} + {R_2}}}\)

D. \(I = \frac{\xi }{{r + \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}\)

Câu 8 : Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện :

A. có hiệu điện thế.    

B. có điện tích tự do.

C. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.       

D. có nguồn điện.

Câu 9 : Nguồn điện có suất điện động \(\xi \), điện trở trong r. Khi điện trở mạch ngoài thay đổi thì hiệu điện thế mạch ngoài :

A. Giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng 

B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chay trong mạch

C. Tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng 

D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chay trong mạch

Câu 11 : Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết dòng điện là 

A.  Tác dụng nhiệt           

B. Tác dụng từ        

C. Tác dụng hóa học     

D. Tác dụng sinh lí

Câu 13 : Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng 

A. tăng lên gấp đôi.           

B. giảm đi một nửa.          

C. giảm đi bốn lần.           

D. không thay đổi 

Câu 14 : Công tơ điện là dụng cụ điện dùng để đo 

A. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch 

B. điện áp hai đầu đoạn mạch.

C. lượng điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong một thời gian nhất định. 

D. công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch.

Câu 16 : Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động ? 

A. Bóng đèn dây tóc.        

B. Quạt điện.      

C. Ấm điện.           

D. Acquy đang được nạp điện.

Câu 17 : Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? 

A. Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn.   

B. Cường độ dòng điện qua vật dẫn.

C. Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn.       

D. Điện trở của vật dẫn.

Câu 21 : Công của dòng điện có đơn vị là 

A. J/s.               

B. kWh.             

C. W.          

D. kVA.

Câu 22 : Hai đầu đoạn mạch có điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch 

A. tăng hai lần.        

B. giảm hai lần.  

C. không đổi.        

D. tăng bốn lần.

Câu 24 : Phát biểu nào sau đây là không đúng? Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn 

A.  tỉ lệ thuận với điện trở của vật. 

B. tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.

C.  tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật. 

D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Câu 28 : Dòng điện là:

A. dòng chuyển động của các điện tích.     

B. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. dòng chuyển dời của eletron.     

D.  dòng chuyển dời của ion dương.

Câu 29 : Dòng điện không đổi là dòng điện có 

A. cường độ không đổi không đổi theo thời gian. 

B.  chiều không thay đổi theo thời gian.

C. điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian. 

D. chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 30 : Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi ? 

A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là điamô. 

B. Trong mạch điện kín của đèn pin.

C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.

D. Đáp án khác.

Câu 32 : Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng :

A. Độ giảm điện thế mạch ngoài.           

B. Độ giảm điện thế mạch trong.

C. Tổng các độ giảm điện thế cả mạch ngoài và mạch trong.     

D. Hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

Câu 33 : Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:  

A. Vôn (V); ampe (A); cu lông (C).             

B. Ampe (A); Vôn (V); cu lông (C).     

C.  Ampe (A); cu lông (C); vôn (V).                 

D. Ampe (A); Vôn (V); niutơn (N).

Câu 34 : Pin điện hóa có hai cực là:  

A. hai vật dẫn cùng chất.  

B. hai vật cách điện.         

C.  hai vật dẫn khác chất.  

D. một cực là vật dẫn, một vật là điện môi.

Câu 35 : Pin vônta được cấu tạo gồm:  

A. hai cực bằng kẽm (Zn) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\)

B.  hai cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\).          

C. một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\).      

D. một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch muối.

Câu 36 : Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại :

A.

có hai nữa tích điện trái dấu.  

B. tích điện dương.

C.

tích điện âm.              

D. trung hoà về điện.

Câu 37 : Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = |q|Ed. Trong đó d là :

A. chiều dài MN. 

B. chiều dài đường đi của điện tích.

C. đường kính của quả cầu tích điện. 

D. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.

Câu 38 : Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ:  

A.  cơ năng thành điện năng. 

B.  nội năng thành điện năng.    

C. hóa năng thành điện năng. 

D. quang năng thành điện năng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247