Câu hỏi :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

A. Xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.

B. Đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.

C. Tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế.

D. Làm cho nền kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.

* Đáp án

B

* Hướng dẫn giải

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 77, suy luận.

Cách giải:

A loại vì Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến.

B chọn vì trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc. Cụ thể là sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị thiệt hại nặng nề nên việc đầu tư phát triển nông nghiệp ở Đông Dương, nhất là cao su giúp Pháp giải quyết khó khăn về vấn đề này. 

C loại vì kinh tế Việt Nam chỉ phát triển cục bộ ở 1 vài nơi.

D loại vì Pháp không muốn kinh tế thuộc địa phát triển và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su làm cho kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.

Chọn B. 

Copyright © 2021 HOCTAP247