Phong trào Đông Du (1905 – 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) và cuộc vận động Duy tân (đầu thế kỉ XX) ở Việt Nam có điểm chung là
A. các cuộc vận động yêu nước theo xu hướng cải cách.
B. đặt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước thức thời.
C. chịu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ phong kiến.
D. kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
B
Đáp án B
Phong trào Đông Du (1905 – 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) và cuộc vận động Duy tân (đầụ thế kỉ XX) có điểm chung là đều đặt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước thức thời: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,..
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Chỉ có Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân là các cuộc vận động yêu nước theo xu hướng cải cách. Phong trào Đông du diễn ra theo xu hướng bạo động vũ trang.
+ Đến đầu thế kỉ XX, trong phong trào yêu nước ở Việt Nam, hệ tư tưởng phong kiến đã phai nhạt và hết vai trò lịch sử; tư tưởng dân chủ tư sản là tư tưởng bao trùm trong xã hội. Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và Duy tân diễn ra dưới sự chi phối của khuynh hướng dân chủ tư sản.
+ Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và Duy tân mới chỉ xác định được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam nên chỉ chủ trương chống Pháp (phong trào Đông du) hoặc chống phong kiến hủ bại (Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân) Þ chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247