Tình hình thế giới và trong nước từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đặt

Câu hỏi :

Tình hình thế giới và trong nước từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Trung Quốc?


A. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.



B. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.



C. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



D. Tiến hành cải cách, đổi mới đất nước.


* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Đáp án D

Phân tích bối cảnh thế giới và Trung Quốc cuối những năm 70 của thế kỉ XX:

* Tình hình thế giới:

- Xu hướng cải cách đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới:

+ Từ cuối những năm 50 - đầu những năm 60 của thế kỉ XX, mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ đã bắt đầu bộc lộ một số hạn chế. Trước tình hình đó, tại một số nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng cải cách đã bắt đầu xuất hiện và bước đầu được triển khai. Ví dụ như: Ở Liên Xô, dưới thời kì cầm quyền của Nikita Sergeyevich Khrushchyov (1953-1964) và Leonid Ilyich Brezhnev (1964 - 1982), Liên Xô đã tiến hành hạch toán trong một số doanh nghiệp quốc doanh; cải tiến kế hoạch, điều chỉnh các chi tiêu của kế hoạch pháp lệnh; tăng cường nguyên tắc phân phối theo lao động và sự kích thích vật chất đối với việc tăng năng suất lao động; Ở Nam Tư, chính phủ thực hiện mở cửa cả với các nước tư bản; bãi bỏ kế hoạch pháp 1ệnh, mở rộng quyền tự chủ của các xí nghiệp.....

+ Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thích nghi với hoàn cảnh, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, suy yếu và trì trệ, các nước tư bản phát triển như : Mĩ, Anh, Pháp... đã nhanh chóng thực hiện những điều chỉnh chiến lược về kinh tế - chính trị - xã hội... Nhờ vậy, các nước này đã vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Mĩ Latinh như Chilê, Urugoay, Achentina đã đề ra và tiến hành những chiến lược cải cách, học tập theo mô hình Mĩ.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ: những phát triển phi thường của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ do và sự xuất hiện của xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa trong mọi lĩnh vực nhất là kinh tế, đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các nước phải tiến hành mở cửa, giao lưu hợp tác với nhau; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và kinh doanh, biến khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế.

- Nền kinh tế Liên Xô bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của sự suy giảm, từ 1976 - 1978 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô chỉ đạt 3.9%/năm. Do nhiều bước đi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc có sự học tập, vận dụng một cách máy móc, giáo điều kinh nghiệm của Liên Xô. Vì vậy, trước sự trì trệ của kinh tế Liên Xô, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy cần phải xem xét, suy tính lại con đường xây dựng và phát triển đất nước của mình.

- Các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á tiêu biểu như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo... cũng đạt được sự phát triển với nhịp độ cao Þ Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị tụt hậu so với các nước này.

* Tình hình Trung Quốc: những sai lầm trong đường lối chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 20 năm (1959-1978) mà đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đã kéo lùi sự phát triển của Trung Quốc lại hàng chục năm và đưa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc tới sát bên miệng hố của sự sụp đổ.

Ø Kết luận: Đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện của đất nước, lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố quốc tế, yêu cầu cấp bách đặt ra cho Trung Quốc là phải thực hiện cải cách, đổi mới đất nước.

Copyright © 2021 HOCTAP247