Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Hai miền Nam - Bắc vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
B. Nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là sớm có một chính phủ thống nhất.
C. Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam luôn hướng tới tính thống nhất.
D. Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút - đánh cho Ngụy nhào”.
D
Đáp án D
¨ Nguyên nhân sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
- Hai miền Nam - Bắc vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, nhân dân Việt Nam tha thiết mong muốn sớm có một chính phủ thống nhất:
+ Trong những năm 1954 - 1975, do âm mưu và hành động phá hoại của đế quốc Mĩ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Thực tiễn lịch sử này đã tạo nên nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam ở hai miền Nam - Bắc là: đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hiện thực hóa khẩu hiệu “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
+ Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song mỗi miền vẫn tồn tại những hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế này trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Nam - Bắc là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
- Thống nhất đất nước là quy luật khách quan lịch sử Việt Nam. Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn hướng tới việc xây dựng một nhà nước thống nhất, hùng mạnh.
+ Ngay từ khi ra đời, cư dân các quốc gia cổ đại đã sớm hình thành ý thức cố kết cộng đồng, đoàn kết để chinh phục thiên nhiên, xây dựng và bảo vệ cuộc sống.
+ Thời Bắc thuộc: các triều đại phong kiến phương Bắc từ Triệu đến Đường thay nhau đô hộ Việt Nam, thực hiện chia cắt Việt Nam thành các quận, huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc => nhân dân Việt Nam đấu tranh chống các triều đại phương Bắc, giành độc lập dân tộc.
+ Thời phong kiến: đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc; trong dòng chảy lịch sử dân tộc, có những thời kì diễn ra sự loạn lạc, đất nước bị chia cắt (ví dụ: loạn 12 sứ quân, chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh,...), song, xu hướng vận động chung vẫn là thực hiện đấu tranh để thống nhất (ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh,...).
+ Thời kì Pháp thuộc: thực dân Pháp xâm lược, đô hộ Việt Nam, chia cắt Việt Nam thành 3 kì (Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì) với 3 chế độ cai trị khác nhau => nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1975): nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp chia tách Nam Kì thành một quốc gia riêng biệt, quyết tâm kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, thống nhất đất nước, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám (1945),...
+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975): dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách:
+ Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề.
+ Tình hình biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc có những diễn biến phức tập, an ninh - quốc phòng đất nước bị đe dọa; về đối ngoại: bị bao vây, cô lập.
Cần phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước và các mặt còn lại (kinh tế, văn hóa, tư tưởng,...) nhằm huy động mọi nguồn lực sức mạng của đất nước phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
¨ Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút - đánh cho Ngụy nhào” đã được quân dân Việt Nam thực hiện trọn vẹn với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247