Tình hình nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việ

Câu hỏi :

Tình hình nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) có điểm gì tương đồng?


A. Phải đối mặt với tình trạng thù trong - giặc ngoài.



B. Xây dựng đất nước trong bối cảnh hòa bình, ổn định.



C. Nền chuyên chính vô sản đã được củng cố vững chắc.



D. Nền độc lập của đất nước đã được quốc tế công nhận.


* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Đáp án A

♦ Tình hình nước Ngã Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười (1971) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) có điểm tương đồng là: phải đối mặt với tình trạng thù trong - giặc ngoài:

- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước (lực lượng Bạch vệ) mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918- 1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong - giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững Chính quyền Xô viết.

- Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, trong đó nguy hiểm nhất là thù trong - giặc ngoài:

+ Quân đội các nước Đồng minh dưới danh nghĩa giải pháp quân đội Nhật lũ lượt kéo vào Việt Nam. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Theo sau chúng là tay sai thuộc các tổ chức phản động, như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) về nước hòng cướp chính quyền của Việt Nam.

+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.

+ Ngoài ra, trên cả nước Việt Nam, còn hơn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, một bộ phận quân Nhật theo lệnh quân Anh đánh lại lực lượng vũ trang của Việt Nam, tạo điều kiện cho Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.

Copyright © 2021 HOCTAP247