a) Với m = - 1 ta có y = - 2x + 3 (d).
Hoành độ giao điểm của (P) và (d) là nghiệm của phương trình
x2 = - 2x + 3 \( \Leftrightarrow \) x2 + 2x - 3 = 0 (1).
Giải phương trình (1) ta được x1 = 1; x2 = - 3
Với x1 = 1 \( \Rightarrow \) y1 = 1 ;
x2 = - 3 \( \Rightarrow \) y2 = 9
Vậy toạ độ giao điểm của (P) và (d) là (1;1); (-3; 9)
b) Hoành độ giao điểm của (P) và (d) là nghiệm của phương trình: x2 = 2mx - m + 2 ( \Leftrightarrow \) x2 - 2mx + m - 2 = 0 (2)
Phương trình (2) có:
\(\Delta '\) = m2 - m + 2
Mà \(\Delta ' = m^2 - m + 2 = (m - \frac{1}{2})^2+ \frac{7}{4}> 0\) với mọi m
\( \Rightarrow \) phương trình (2) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m
Vậy (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt với mọi giá trị của m.
Gọi (x1;y1); (x2;y2) là toạ độ giao đểm của (d) và (P).
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(B = x_1^2 + x_2^2 - {y_1}.{y_2} - 1\)
+) Vì (x1;y1); (x2;y2) là toạ độ giao điểm của (P) và (d) nên y1 = x12; y2 = x22
Suy ra \(B = x_1^2 + x_2^2 - {y_1}.{y_2} - 1 = x_1^2 + x_2^2 - x_1^2.x_2^2 - 1 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}.{x_2} - {\left( {{x_1}{x_2}} \right)^2} - 1\)
+) Vì x1; x2 là hoành độ giao điểm của (d) và (P) nên x1; x2 là nghiệm của phương trình x2 - 2mx + m - 2 = 0 (2). Theo câu b phương trình này luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m, theo định lý Vi-et ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = 2m\\
{x_1}.{x_2} = m - 2
\end{array} \right.\)
+) Nên B = 4m2 - 2m + 4 - (m -2)2- 1= 3m2 + 2m - 1
= \(3\left( {{m^2} + 2.\frac{1}{3}m + \frac{1}{9}} \right) - \frac{4}{3} = 3{\left( {m + \frac{1}{3}} \right)^2} - \frac{4}{3}\)
Mà \({\left( {m + \frac{1}{3}} \right)^2} \ge 0\) với mọi m \( \Rightarrow B \ge - \frac{4}{3}\) với mọi m.
Dấu “=” xảy ra khi \(m = - \frac{1}{3}\)
Vậy min B = \( - \frac{4}{3}\) khi \(m = - \frac{1}{3}\)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247