A. Nhà Nguyễn không có đuờng lối kháng chiến đúng đắn
B. Nhà Nguyễn không có được sự ủng hộ của nhân dân
C. Pháp mạnh, có vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến
D. Phong trào kháng chiến nổ ra lẻ tẻ, thiếu tính thống nhất
Nội dung đáp án B (nhà Nguyễn không có được sự ủng hộ của nhân dân) không phản ánh đủng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam trong những năm 1858- 1884. Vì: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nhân dân đã sát cánh cùng quan quân triều đình kháng chiến. Điều này được thể hiện rõ nét qua cuộc chiến đấu ở chiến trường Đà Nang (tháng 9/1858 - tháng 2/1859),...
♦ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam trong những năm 1858 - 1884 thất bại do nhiều nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp, quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp.
- Pháp có tiềm lực mạnh về kinh tế - quân sự; có ưu thế vượt trội về vũ khí, phương tiện chiến tranh; lực lượng quân viễn chinh đông đảo, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Trong khi đó: tiềm lực kinh tế - quân sự của Việt Nam rất hạn chế; vũ khí, trang bị còn thô sơ, lạc hậu; trình độ tổ chức, chỉ đạo chiến đấu của quân đội triều đình còn hạn chế; lực lượng trong các phong trào đấu tranh của nhân dân (mà chủ yếu là nông dân) chưa qua huấn luyện, chưa quen với việc binh đao,.
- Tại những vùng Pháp chiếm được, chúng ra sức thiết lập bộ máy cai trị, chính quyền thực dân để làm chỗ dựa vững chắc cho công cuộc mở rộng xâm lược. Pháp cấu kết với một bộ phận phong kiến đầu hàng để đàn áp cuộc đấu tranh của phái chủ chiến và của nhân dân Việt Nam.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước bị suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.
- Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao: về chỉ đạo chiến đấu: triều đình nhà Nguyễn thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam. Về đường lối ngoại giao: triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình. Trước sức mạnh quân sự, ưu thế vượt trội về vũ khí, kĩ thuật của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến khiến lòng dân li tán, mặt khác phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình.
- Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân: diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247