“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhận nhượng.

Câu hỏi :

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhận nhượng. Nhưng chúng ta càng nhận nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”. Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946-1954)? 

A. Nhân dân. 

B. Toàn diện.

C. Chính nghĩa.

D. Trưởng kì. 

* Đáp án

C

* Hướng dẫn giải

Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta sau ngày 2/9/1945 và thông tin được cung cấp trong đoạn trích để suy luận. 

Cách giải:

- Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Nền độc lập của Việt Nam được khẳng định trên cơ sở pháp lí và thực tiễn.

- Với sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta. Mặc dù đã kí với ta Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước nhưng thực dân Pháp vẫn ráo riết tiến hành các hoạt động quân sự nhằm biến nước ta thành thuộc địa một lần nữa. Đỉnh điểm là ngày 18/12/1946, chúng gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ hành động. 

→ Lúc này, nếu còn nhân nhượng thì ta sẽ mất độc lập nên Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có đoạn: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhận nhượng. Nhưng chúng ta càng nhận nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!". Đoạn trích đã phản ánh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp Việt Nam (1946-1954) vì đây là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

Chọn C.

Copyright © 2021 HOCTAP247