Tiếp theo các giả thiết cho ở bài tập 1.
Đặt giữa \(L_1\) và H một thấu kính hội tụ \(L_2\). Khi xê dịch \(L_2\), học sinh này nhận thấy chỉ có một vị trí duy nhất của \(L_2\) tạo được điểm sáng tại H.
Tiêu cự của \(L_2\) là bao nhiêu ?
A. 10 cm.
B. 15 cm.
C. 20 cm.
D. Một giá trị khác A, B, C.
Bài 2 là dạng bài xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ khi đặt thấu kính hội tụ vào giữa một thấu kính phân kỳ và màn.
Ta tiến hành giải theo các bước như sau:
Bước 1: Lập sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính
Bước 2:Tìm điều kiện để chỉ có một vị trí duy nhất của \(L_2\) tạo được điểm sáng tại H
Bước 3: Thay số và tính toán để tính tiêu cự của \(L_2\)
Bước 4: Chọn phương án đúng từ kết quả vừa tìm được.
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 2 như sau:
Ta có:
Sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính:
Trong đó:
\(d_1=\propto \Rightarrow d_1'=f_1=-10cm\)
\(\rightarrow d_2=O_1O_2-d_1'=a-(-10)=a+10\)
Điều kiện để chỉ có một vị trí duy nhất của \(L_2\) tạo được điểm sáng tại H là:
\(d_2'=d_2\) và \(d_2'+d_2=S_1H=80cm\)
⇒ \(d_2'=d_2=40cm\)
Tiêu cự của \(L_2\) là: \(f=\frac{d_2'd_2}{d_2'+d_2}=20cm\)
⇒ Đáp án C
-- Mod Vật Lý 11
Copyright © 2021 HOCTAP247