Vật kính của một kính thiên văn dùng ở trường học có tiêu cự \(f_1 = 1,2 m\). Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f_2 = 4 cm\). Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Bài 7 là dạng bài sử dụng kính thiên văn để quan sát các vật, đề bài yêu cầu ta xác định khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực, các dữ kiện bài toán đưa ra là gía trị của các tiêu cự \(f_1; f_2\) .
Ta tiến hành giải theo các bước như sau:
Bước 1: Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực theo công thức: \(O_1O_2 = f_1 + f_2\)
Bước 2: Tính số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực theo công thức: \(G_\propto = \frac{tan\alpha }{tan\alpha_0}=\frac{f_1}{f_2}\)
Bước 3: Thay số và tính toán để tìm ra kết quả.
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 7 như sau:
Ta có:
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực: \(O_1O_2 = f_1 + f_2 = 1,24 m.\)
Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức: \(G_\infty =\frac{f_{1}}{f_{2}}=30\)
-- Mod Vật Lý 11
Copyright © 2021 HOCTAP247